Thứ năm 25/04/2024 08:22

Không để thông tin xấu, độc hại ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mạng xã hội (MXH) ngày càng quan trọng và phổ biến, với đặc điểm nổi trội là tốc độ kết nối nhanh, phạm vi chia sẻ rộng, hiệu quả tác động rất lớn. Tuy nhiên từ động của MXH, rất cần các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý MXH, góp phần ngăn chặn các ảnh hưởng xấu, tiêu cực.
MXH có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của người dân
MXH có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của người dân

MXH hình thành các luồng dư luận xã hội

Khác với các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống,với MXH thì mỗi cá nhân có thể trở thành một “nhà báo” đồng thời là một nhà phát tin và nhà bình luận. Bất kỳ người dùng MXH nào cũng có thể sản xuất tin, bài như một tòa soạn thu nhỏ với sự tích hợp đầy đủ các loại hình “báo in”, “báo nói” và “báo hình” để trao đổi, chia sẻ với nhiều người.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh, chiếm 66% dân số và đứng thứ 22 trên thế giới tính theo dân số về số người sử dụng MXH. Với con số ước tính khoảng 64 triệu người sử dụng MXH, bất kỳ người dùng MXH nào cũng có thể tạo ra thông tin và tham gia vào hoạt động truyền thông.

Với tính năng "chia sẻ", "bình luận" và "lan truyền" thông tin rất tiện lợi, nhanh chóng, MXH đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần xã hội. Những địa chỉ, những diễn đàn trên MXH có hàng chục nghìn người kết bạn và hàng trăm nghìn đến hàng triệu người đăng ký theo dõi. MXH đang trở thành nơi hình thành các luồng dư luận xã hội, tác động nhiều chiều và phức tạp lên đời sống xã hội.

Những ngày qua liên tiếp các thông tin về ngoại tình tràn lan trên không gian mạng, hết trend “lòng xào dưa” phần 1 thì tiếp đó các trang thông tin lại liên tiếp chia sẻ các đoạn tin nhắn của phần 2 được thêm mắm, thêm muối nhằm tạo gợi sự tò mò của nhiều người.

Nếu như pháp luật đã có những quy định nghiêm cấm việc lưu hành, chia sẻ các loại hình văn hóa phẩm đồ trụy, thì với việc đưa các thông tin trên lên MXH về các vấn đề nhạy cảm, với các tin nhắn thô thiển… mô tả hoạt động tình dục, có khác nào đang truyền nhau những nội dung bị pháp luật nghiêm cấm.

Đặc biệt, hiện nay phần lớn người trẻ, chưa nói đến người trên 18 tuổi, mà hầu hết trẻ em, không chỉ là thanh thiếu niên mà ngay các em học sinh trong độ tuổi tiểu học cũng đã sử dụng MXH, thì những nội dung xấu độc, nếu chẳng may các em tiếp cận và đọc được, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức của các em. Do đó, những thông tin giả, thông tin xấu, độc hại trên MXH sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống; gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt là nguy cơ mất phương hướng trong định hướng giá trị, lối sống và niềm tin của một bộ phận không nhỏ dân cư, nhất là giới trẻ - thế hệ tương lai của đất nước.

Tăng cường quản lý thông tin trên mạng

MXH đã trở thành kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội, có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của người dân (có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực). Vì vậy rất cần các giải pháp quản lý thông tin và định hướng giá trị cho, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp Nhân dân nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật.

Về cơ sở pháp lý: Để nâng cao hiệu quả quản lý việc khai thác, sử dụng thông tin trên môi trường mạng cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật, như: Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật An ninh mạng năm 2018, Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BTTTT ngày 10/5/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng,…

Với việc ban hành Luật An ninh mạng (thực hiện từ đầu năm 2019) và một số văn bản quy phạm pháp luật khác, cùng với hàng loạt giải pháp quyết liệt của Bộ TT&TT đàm phán với các trang mạng từ nước ngoài như Google, Facebook. Tuy nhiên, do đặc thù phát triển quá nhanh của công nghệ, của các dịch vụ, nội dung thông tin trên MXH nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế; chưa cụ thể hóa, bao quát hết các đối tượng và hoạt động cần quản lý, hành vi sai phạm, chế tài xử lý chưa bảo đảm tính răn đe.

Đến nay đã có các quy định pháp luật về sử dụng MXH như: Nghị định 72/2013/NĐ - CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin mạng; Thông tư số 09/2014/TT - BTTTT, quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và MXH; Nghị định 15/2020/NĐ - CP do Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; đặc biệt là Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2019. Mới đây, ngày 15/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng.

Luật An ninh mạng là các quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng. Điều này đòi hỏi mỗi người sử dụng mạng Internet cần hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động trên môi trường không gian mạng. Đáng tiếc là các quy định pháp luật về sử dụng MXH nêu trên đến nay vẫn chưa được nhiều người biết đến. Nhiều người cho biết, chưa có cơ hội nắm kỹ hoặc chưa hề biết đến các quy định này.

Bởi khi chưa nắm vững hoặc chưa hiểu biết về các quy định pháp luật thì có những hành vi sai lệch khi tham gia MXH là điều khó tránh. Vì vậy, giải pháp mà các cơ quan chức năng cần chú trọng là tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến với mọi tầng lớp Nhân dân.

Chủ động đảm bảo an toàn lớp học trực tuyến trước sự tấn công của thông tin xấu, độc
Hầu hết thông tin xấu, độc đã được xử lý thông qua hệ thống kiểm tra, giám sát hiện đại trên không gian mạng
Hơn 3.700 video vi phạm đã bị gỡ bỏ trên Youtube tại Việt Nam
Hà Nội: Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát thông tin trên không gian mạng
Tăng tuyên truyền pháp luật trên không gian mạng, đẩy lùi thông tin xấu độc
Dương Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động