Không để phát sinh tái lấn chiếm lòng đường, hè phố
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐánh giá về tình hình, kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố 6 tháng đầu năm, Thiếu tướng Đoàn Duy Khương cho biết: Lĩnh vực này đã có nhiều tiến bộ, đánh dấu bước chuyển biến mới trong nhận thức và hành động của các cấp, ngành cũng như nhân dân.
Kết quả cụ thể, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn Thủ đô giảm 40 vụ so, giảm số người chết và bị thương với cùng kỳ năm 2016. Trong 6 tháng toàn Thành phố xảy ra 703 vụ, làm 283 người chết, 580 người bị thương.
Trong 6 tháng, lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục triển khai 17 chuyên đề là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông; kiểm tra và xử lý trên 287.000 trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ; xử phạt hành chính trên 89 tỷ đồng. Phát hiện và xử lý 2.644 trường hợp vi phạm qua hệ thống camera. Lực lượng cảnh sát trật tự đã kiểm tra, xử lý trên 68.000 trường hợp, phạt hành chính trên 28,8 tỷ đồng, thu giữ gần 2 nghìn ô dù, biển quảng cáo và trên 5,2 nghìn đồ vật vi phạm…
Lĩnh vực trật tự đô thị, trật tự công cộng, văn minh đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, bộ mặt đô thị đã văn minh, trật tự hơn. Đặc biệt, sau khi triển khai thực hiện kế hoạch 01 của Ban Chỉ đạo 197 Thành phố, tình trạng chiếm dụng lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện đã giảm rõ rệt.
Giám đốc Công an Thành phố cũng chỉ ra những khó khăn vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ này, đó là hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu về giao thông, nhất là việc bố trí, sắp xếp lại phương tiện… dẫn đến ùn tắc, chưa đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trật tự đô thị tại các điểm trông giữ xe, gây mất mỹ quan đô thị; tình trạng người dân từ các địa phương khác về Hà Nội bán hàng rong, chiếm dụng lòng đường, hè phố buôn bán, kinh doanh kiếm sống chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt, ý thức chấp hành của một bộ phận người dân ở mặt phố chưa cao, vì lợi ích trước mắt vẫn tái phạm, cá biệt còn có tình trạng chống đối, phản ứng lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, nhất là lực lượng Cảnh sát trật tự; vệ sinh môi trường.
Để khắc phục những hạn chế và thực hiện tốt hơn công tác này trong 6 tháng cuối năm, Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung vào đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh đó, trong công tác thanh kiểm tra của Ban Chỉ đạo 197 các cấp cần chỉ đạo quyết liệt những nơi làm chưa tốt, những nơi có dấu hiệu “trùng xuống” để thực hiện hiệu quả hơn; đồng thời quy trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ phương tiện không phép, sai phép, thu giá quá quy định cũng như các điểm kinh doanh dịch vụ để không phát sinh việc tái chiếm lòng đường, hè phố, Thiếu tá Đoàn Duy Khương nhấn mạnh.
Vân Hà / PL&XH
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại