Hơn 14.000 giáo viên Thủ đô nghe giới thiệu về sách giáo khoa mới lớp 4
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHội nghị giới thiệu sách giáo khoa lớp 4 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 |
Hội nghị diễn ra theo theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tới hơn 200 điểm cầu của các nhà xuất bản và các nhà trường.
Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến đề nghị các nhà trường tiếp tục tạo điều kiện, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận, bỏ phiếu kín đề xuất lựa chọn sách giáo khoa phù hợp, báo cáo phòng giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở báo cáo của các phòng giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tham mưu UBND thành phố thành lập hội đồng lựa chọn, phê duyệt danh mục sách giáo khoa sử dụng từ năm học mới.
Ông Phạm Xuân Tiến lưu ý, các nhà trường tuân thủ nghiêm túc quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 “Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông”.
Năm học 2023-2024 là năm học thứ tư Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai đối với học sinh tiểu học trên cả nước nhưng đối với lớp 4 là năm đầu tiên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2023-2024.
Bộ đã ban hành quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 4 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo chương trình mới, gồm 44 đầu sách giáo khoa của 6 đơn vị: Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà Xuất bản Đại học Vinh, Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Đại học Huế, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ danh mục sách giáo khoa đã được Bộ phê duyệt, các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa phù hợp để đưa vào giảng dạy tại các trường học trên địa bàn.
Việc tổ chức giới thiệu sách giáo khoa mới tới cán bộ, giáo viên là yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với tất cả các Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm giúp đội ngũ nhà giáo tiếp cận đầy đủ về sách giáo khoa mới, từ đó quyết định lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với điều kiện thực tế để đưa vào giảng dạy từ năm học mới.
Bộ GD&ĐT lên tiếng về vấn đề thiếu sách giáo khoa gây khó khăn giảng dạy | |
Dự kiến điều chỉnh quy định về định mức giáo viên trên lớp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại