Thứ bảy 20/04/2024 00:33

Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 8/12/2022, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức “Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982” với sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của gần 150 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành cơ quan Trung ương, các địa phương có biển, cơ quan đại diện các nước ASEAN tại Việt Nam.
Hội thảo quốc tế kỷ niệm 40 năm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982
Các đại biểu nhất trí khẳng định, qua 40 năm Công ước Luật Biển đã đảm đương tốt vai trò Hiến pháp...

Cùng tham dự còn có các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực biển và đặc biệt là sự hiện diện của các đại diện của Việt Nam trực tiếp tham gia quá trình đàm phán, ký kết cũng như thực hiện UNCLOS.

Ông Tommy Koh, nguyên Chủ tịch Hội nghị Luật Biển lần thứ 3, ông Vladimir Jares, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề về Biển và Đại dương, Liên hợp quốc đã gửi lời phát biểu chào mừng Hội thảo, nhấn mạnh giá trị quan trọng của UNCLOS và những đóng góp của Việt Nam trong quá trình xây dựng, triển khai UNCLOS.

Hội thảo gồm 2 phiên, trong đó tại phiên (1) “Giá trị đặc biệt của UNCLOS”, các diễn giả điểm lại và làm rõ nhiều nội dung liên quan đến lịch sử đàm phán, thông qua và những đóng góp của Việt Nam trong tiến trình này tại Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên hợp quốc; giá trị phổ quát và tầm quan trọng của UNCLOS… Tại phiên (2) “Việt Nam thực thi UNCLOS”, các diễn giả tập trung vào việc thực thi Công ước của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau như việc phân định biển, sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi biển…

Trao đổi, thảo luận tại Hội thảo, các đại biểu nhất trí khẳng định qua 40 năm, Công ước Luật Biển đã không chỉ đảm đương tốt vai trò Hiến pháp, Điều ước quốc tế mẹ về biển mà còn là một văn kiện sống, thực sự đóng góp vào việc hình thành và bảo vệ trật tự pháp lý quốc tế về biển và đại dương, duy trì hòa bình, an ninh và ổn định, hợp tác quốc tế trên biển.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng trải qua 40 năm phát triển, đến nay, với 168 quốc gia thành viên, UNCLOS đã thực sự trở thành văn kiện pháp lý quan trọng hàng đầu chỉ sau Hiến chương Liên hợp quốc, là bản “Hiến pháp về biển và đại dương”. Sự ra đời của UNCLOS đã hình thành nên một khuôn khổ pháp lý quốc tế toàn diện và đầy đủ, điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong việc sử dụng biển, quản lý, khai thác và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển.

UNCLOS là căn cứ pháp lý quốc tế toàn diện để xác định các vùng biển, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển và tiến hành các hoạt động trên biển. Đồng thời, UNCLOS cũng quy định cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia liên quan tới giải thích và áp dụng UNCLOS.

Các diễn giả đều khẳng định, là quốc gia ven Biển Đông, thành viên UNCLOS, Việt Nam luôn nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của biển đối với hòa bình, an ninh và phát triển của đất nước; khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng và thực thi đầy đủ, có trách nhiệm các quy định của UNCLOS, bảo vệ trật tự pháp lý trên biển, đại dương, thúc đẩy hợp tác trong bối cảnh Biển Đông còn nhiều diễn biến phức tạp; nhấn mạnh chủ trương nhất quán của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay trong vấn đề Biển Đông và thực thi UNCLOS.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc
Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho các Trưởng bản tiêu biểu hai bên biên giới Việt Nam-Lào
Hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ được tăng cường, mở rộng một cách toàn diện
Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Ngày 16/4, ngay sau khi kiểm tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Tối 10/4, Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn về đến Hà Nội, hoàn thành các nội dung của chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Hải Phòng: huyện An Lão có tân Bí thư Huyện uỷ

Hải Phòng: huyện An Lão có tân Bí thư Huyện uỷ

Chiều 19/4, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về công tác cán bộ huyện An Lão.
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Tại cuộc họp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn...
Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số Lê Nguyễn Trường Giang cho rằng, việc đề xuất đưa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát quy định thành một điều trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Đặc biệt hướng tới việc khai thác những hiệu quả từ công nghệ số, công nghệ cao.
Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước

Cần làm rõ nguyên tắc để quản lý bền vững tài nguyên nước

Giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Hạ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ nguyên tắc tiếp cận để quản lý bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường nước tạo điều kiện để xây dựng một kế hoạch tổng hợp thực hiện quản lý hệ thống nước bền vững cho TP Hà Nội.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động