Chủ nhật 26/03/2023 06:24

Hội thảo lần thứ tư của Diễn đàn Khu vực ASEAN về vận dụng và thực thi UNCLOS 1982

Từ ngày 30/11 - 1/12/2022, diễn ra Hội thảo lần thứ tư của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về vận dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các văn kiện pháp lý quốc tế khác trong ứng phó với các thách thức đang nổi lên trên biển.
Hội thảo lần thứ tư của Diễn đàn Khu vực ASEAN về vận dụng và thực thi UNCLOS 1982

Hội thảo do Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên minh Châu Âu (EU), Australia, New Zealand đồng tổ chức tại Hà Nội. Tiếp nối thành công của chuỗi ba Hội thảo cùng chủ đề được tổ chức trong các năm 2019 và 2021 tại Hà Nội, Hội thảo lần này tạo ra diễn đàn hấp dẫn, thu hút nhiều chuyên gia, học giả có uy tín và các quan chức các nước thành viên ARF, nhằm trao đổi, thảo luận về cách thức hợp tác, giải quyết các thách thức trong quản lý biển tại khu vực, trên cơ sở vận dụng và thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) và các văn kiện pháp lý quốc tế liên quan.

Tham dự Hội thảo có khoảng gần 200 đại biểu đến từ 27 quốc gia thành viên ARF, các tổ chức quốc tế và khu vực, Cơ quan đại diện ngoại giao, viện nghiên cứu và các Bộ, ngành, theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đánh giá cao và một lần nữa khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của UNCLOS 1982 – bản Hiến pháp của biển và đại dương, nhất là trong bối cảnh nổi lên ngày càng nhiều thách thức trong việc giải quyết các vấn đề trên biển, yêu cầu hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

Trợ lý Bộ trưởng cho rằng, Công ước sẽ là cơ sở quan trọng để các quốc gia trong khu vực tăng cường lòng tin, thúc đẩy các hợp tác vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Trợ lý Bộ trưởng nhấn mạnh mọi tranh chấp và các vấn đề liên quan đến biển và đại dương trong khu vực cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Hội thảo lần thứ 4 này là một bước tiến thể hiện cam kết của khu vực trong hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức liên quan đến biển và đại dương.

Chia sẻ quan điểm với Việt Nam, các đồng chủ tọa là Phó trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Australia tại Hà Nội và Trưởng SOM ARF của New Zealand cũng đề cao vai trò và giá trị của Công ước Luật biển và cảm ơn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đăng cai tổ chức chuỗi Hội thảo này.

Bà Georgina Roberths, Trưởng SOM ARF của New Zealand nêu bật giá trị của biển và đại dương đối với hòa bình, an ninh và sự phát triển của khu vực, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Ông Thomas Wiersing, Phó trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định tại khu vực.

Bên cạnh đó, EU cũng ủng hộ việc nhanh chóng hoàn thành thương lượng Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC) có giá trị thực chất và ràng buộc về mặt pháp lý. Cùng khẳng định vai trò dẫn dắt của ASEAN trong việc xây dựng khu vực hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Australia tại Hà Nội, ông Mark Tattersall cũng đề cao vai trò quan trọng của diễn đàn ARF trong đối thoại về an ninh và hợp tác tại khu vực Ấn Độ Đương – Thái Bình Dương.

Ông Mark Tattersall cũng đánh giá cao Hội thảo lần này, với phạm vi thảo luận bao trùm nhiều lĩnh vực từ vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học biển tại vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia đến vấn đề các lò phản ứng hạt nhân nổi trên biển, hay việc phân định biển trong bối cảnh nước biển dâng… và sự tham gia của các học giả, chuyên gia Luật biển hàng đầu của khu vực và trên thế giới.

Trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu thảo luận về hai chủ đề chính bao gồm quyền và nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS 1982 và các văn kiện pháp lý liên quan; các thách thức truyền thống và mới nổi trong quá trình thực thi Công ước. Các phát biểu đều đề cao giá trị toàn diện của UNCLOS 1982 trong suốt 40 năm qua, nhấn mạnh đây là công cụ pháp lý quan trọng nhất để gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như tạo khuôn khổ thúc đẩy hợp tác xử lý các vấn đề truyền thống và mới nổi trên biển và đại dương trong khu vực.

Dự kiến trong ngày làm việc thứ hai, Hội thảo sẽ tập trung thảo luận về các nỗ lực hợp tác quốc tế hướng đến sử dụng bền vững và bảo tồn biển và đại dương bao gồm việc thương lượng văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học biển trong vùng biển nằm ngoài vùng tài phán quốc gia; quyền tài phán về tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế; thích nghi với biến đổi khí hậu và các cơ quan nghề cá khu vực.

Có tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” trong công tác định giá đất
"Nóng" vấn đề đấu thầu thuốc và thiết bị y tế
Thông tin lựa chọn nhà thầu sẽ được công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Việt Nam đề nghị UNFPA tiếp tục hỗ trợ xây dựng, triển khai các chính sách an sinh – xã hội

Việt Nam đề nghị UNFPA tiếp tục hỗ trợ xây dựng, triển khai các chính sách an sinh – xã hội

Tiếp tục chương trình tham dự Hội nghị Liên hợp quốc Rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu của thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018 – 2022, ngày 23/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tham dự với tư cách diễn giả chính tại Phiên đối thoại về hợp tác nước.
Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ để các dự án hợp tác với Nhật Bản được triển khai thuận lợi

Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ để các dự án hợp tác với Nhật Bản được triển khai thuận lợi

Ngày 24/3/2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và giới thiệu Trưởng đại diện kế nhiệm Sugano Yuichi.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Đỗ Hữu Ca

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Đỗ Hữu Ca

Tại Kỳ họp thứ 27, căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các cá nhân: Đỗ Hữu Ca, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song và Nguyễn Đồng.
Thanh Hóa: Thúc đẩy đam mê, tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên

Thanh Hóa: Thúc đẩy đam mê, tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng các tổ chức Đoàn cần bám vào nhiệm vụ chính trị từng địa phương, đơn vị để có những đề xuất nhiệm vụ mới, khó, ít người làm được nhưng đem lại hiệu quả,..
Hà Nội tuyên dương 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu Thủ đô năm 2022

Hà Nội tuyên dương 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu Thủ đô năm 2022

Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội tổ chức Chương trình kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu và Tuyên dương 92 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2022.
Phát huy tiềm lực của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy tiềm lực của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Chiều 23/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cùng Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội thảo “Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước”.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Tăng cường công tác truyền thông chính sách; đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi, phát triển KTXH... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-24/3/2023.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; tập trung giải quyết những vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất; thành lập 5 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/3/2023.
Đâu là nguyên nhân chủ quan của việc du lịch Việt Nam “đi trước về chậm"?

Đâu là nguyên nhân chủ quan của việc du lịch Việt Nam “đi trước về chậm"?

Chỉ số về năng lực phát triển du lịch của Việt Nam tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp hạng 52/117 nền kinh tế. Với 6/17 chỉ số trụ cột được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới, du lịch Việt Nam là một trong ba nước có mức tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần khắc phục.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động