Thứ bảy 20/04/2024 06:33
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương:

HĐND khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 21/2, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2022 và triển khai kế hoạch công tác năm 2023.
HĐND khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương
Quang cảnh Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký...

Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Thường trực HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương trên cả nước…

Kết quả các hoạt động của HĐND khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương

Theo đó, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị có ý nghĩa quan trọng nhằm tổng kết đánh giá hoạt động của HĐND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương năm 2022 và triển khai kế hoạch công tác năm 2023; tăng cường sự chỉ đạo, trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác giám sát, hướng dẫn đối với hoạt động của HĐND; đề xuất các giải pháp góp phần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong thời gian tới.

HĐND khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: “Rà lại 8 nội dung cần thực hiện trong năm 2022 mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của HĐND các tỉnh, TP khu vực phía Bắc, chúng ta vui mừng nhận thấy: Năm 2022, HĐND đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, đổi mới sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo luật định và đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn ở từng địa phương; bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa thành các Nghị quyết, cơ chế, chính sách, biện pháp thiết thực, khả thi, thống nhất, đồng bộ, đóng góp quan trọng vào kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của từng địa phương cũng như cả nước trong năm 2022.

Đặc biệt, phương thức tổ chức hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 594 ngày 12/9/2022 về hướng dẫn hoạt động giám sát của của HĐND, đã thống nhất, chuẩn hóa hoạt động giám sát, khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong giám sát của HĐND; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND. Kết quả các hoạt động của HĐND ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương.

Năm 2023, là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng. Dự báo tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường; đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; những yếu tố bất cập, hạn chế từ nội tại nền kinh tế chưa được xử lý căn bản, ngày càng bộc lộ rõ hơn trong hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, hoạt động của HĐND còn một số tồn tại hạn chế về chất lượng kỳ họp, hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND có lúc, có nơi còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của cử tri và Nhân dân.

Vì vậy, trong thời gian một ngày tổ chức Hội nghị, đề nghị các đại biểu dự họp đầy đủ, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm cao, trên tinh thần xây dựng, khách quan; đánh giá những kết quả nổi bật, nêu những mô hình hay, cách làm mới và những bài học quý, cũng như những tồn tại, hạn chế và đề xuất kiến nghị sao cho thiết thực, góp phần tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong năm 2023 và nhiệm kỳ 2021 - 2026.”

HĐND đã và đang thể hiện ngày càng rõ là một thiết chế cực kỳ quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Ký - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu: Quảng Ninh đã nổi lên là một điểm sáng về sự chủ động, sáng tạo trong phòng, chống dịch, giữ vững địa bàn “an toàn, ổn định, phát triển trong trạng thái bình thường mới”; thực hiện tốt “mục tiêu kép” với đà tăng trưởng GRDP trên hai con số trong 7 năm liên tiếp (2016 - 2022); cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững; dịch vụ, du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

HĐND khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Hội nghị.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 10,28%;quy mô nền kinh tế đạt 269.000 tỷ đồng (đứng thứ 7 cả nước), gấp 2,36 lần so với 2015, gấp 4,88 lần so với năm 2010; GRDP bình quân đầu người đạt trên 8.200 USD (cao nhất ở khu vực phía Bắc); tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, tăng bình quân khoảng 10%/năm và luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước; tỷ lệ đô thị hóa đạt 67% (đứng thứ 5 cả nước).

Cũng trong năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đồng thời hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và hoàn thành trước 3 năm Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, chuyển sang giai đoạn thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều mới của tỉnh cao hơn nhiều mức bình quân chung của cả nước.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều đổi mới.Đảng bộ nhiều năm liền đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, tinh thần đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động để thực hiện có hiệu quả các quyết sách đổi mới.

HĐND tỉnh có nhiều đổi mới tổ chức và hoạt động nhằm hiện thực hóa thể chế dân chủ, trở thành một cấu phần quan trọng bậc nhất của quản trị địa phương, nhất là trên các phương diện đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, quyết định những vấn đề mang tính địa phương, giám sát quyền lực nhà nước tại địa phương.

HĐND đã và đang thể hiện ngày càng rõ là một thiết chế cực kỳ quan trọng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là một bộ phận cấu thành của nền quản trị địa phương hiện đại, dân chủ, năng động, hiệu quả, chuyên nghiệp, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm. Nhiều năm liền, Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về các Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index),Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), trong đó có vai trò rất quan trọng của HĐND các cấp.

Tiếp tục đổi mới hoạt động các kỳ họp HĐND, theo đến cùng các vấn đề
Gần dân, giám sát đến cùng các vấn đề dân sinh
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn động viên sản xuất đầu Xuân tại Thường Tín
Thống nhất nội dung Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội vào tháng 3/2023
Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên bị khiển trách
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Hà Nội chọn quận Ba Đình làm đột phá trong cải tạo chung cư cũ

Ngày 16/4, ngay sau khi kiểm tra Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Lào

Tối 10/4, Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn về đến Hà Nội, hoàn thành các nội dung của chuyến thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Hải Phòng: huyện An Lão có tân Bí thư Huyện uỷ

Hải Phòng: huyện An Lão có tân Bí thư Huyện uỷ

Chiều 19/4, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về công tác cán bộ huyện An Lão.
Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ Giúp việc Tổ Công tác nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến họp trong 26 ngày, tại 2 đợt

Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.
Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Tại cuộc họp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn...
Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Cần có chiến lược, kế hoạch hướng dẫn triển khai quy định mới

Viện trưởng Viện chiến lược Chuyển đổi số Lê Nguyễn Trường Giang cho rằng, việc đề xuất đưa cơ chế thử nghiệm có kiểm soát quy định thành một điều trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô. Đặc biệt hướng tới việc khai thác những hiệu quả từ công nghệ số, công nghệ cao.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động