Hành vi tẩy “date” bị xử lý thế nào?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHàng hóa là kem đánh răng, mỹ phẩm các loại đã hết hạn sử dụng được tẩy và dập hạn sử dụng mới. Ảnh: Cục QLTT TP Hà Nội |
Hơn 30 tấn mỹ phẩm hết hạn sử dụng
Mới đây, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 22, Cục QLTT TP Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát Kinh tế, CA Quận Bắc Từ Liêm tiến hành kiểm tra đột xuất 5 gian hàng kinh doanh tại khu vực đường Nguyễn Đình Tứ, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.
Lực lượng chức năng xác định chủ hộ kinh doanh là ông Lại Vũ Thắng, SN 1988, hộ khẩu thường trú số 58 ngõ 401 đường Xuân Đỉnh phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 50.000 sản phẩm với tổng khối lượng trên 20 tấn hàng hóa là mỹ phẩm, dầu gội, kem đánh răng trẻ em các nhãn hiệu ACLEAF Repair toner, OHBT, MAMACOS, O-ZONE... do nước ngoài sản xuất, có dấu hiệu hết hạn sử dụng.
Đặc biệt lực lượng chức năng ghi nhận một lượng lớn hàng hóa là kem đánh răng trẻ em nhãn hiệu O-ZONE và nhiều mỹ phẩm đang được tẩy date cũ đã hết hạn sử dụng và in, dập date mới với hạn sử dụng vài năm so với hạn sử dụng đã hết trước đó.
Cập nhật thông tin mới nhất về vụ việc, trung tá Đoàn Văn Đông, Đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ CA quận Bắc Từ Liêm thông tin thêm, qua công tác nghiệp vụ, sau một thời gian trinh sát, theo dõi, Đội cảnh sát kinh tế phát hiện đường dây kinh doanh hàng nhập lậu với số lượng lớn từ các cửa khẩu nước ngoài về tập kết tại Hà Nội, sau đó phân phối trung chuyển đi các nơi để tiêu thụ.
Sau khi xác định đủ điều kiện để bắt giữ, chiều ngày 9/7/2024 Đội Cảnh sát kinh tế phối hợp với CA phường Xuân Đỉnh, Đội quản lý thị trường số 22, Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra xe ô tô của đối tượng đang trong quá trình tập kết các vỏ bao bì để đóng gói sản phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra chủ hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ, có 10 công nhân đang sản xuất và đóng gói. Chủ hàng khai, để tránh bị phát hiện đối tượng thuê kho có ngụy trang bên ngoài là cửa hàng ăn để cảnh giới, mọi hoạt động được sản xuất đều thuê người quản lý điều hành bên trong, hàng hóa được tập kết đêm khuya và thời điểm vắng người qua lại.
Hàng hóa giao dịch chủ yếu qua các sàn thương mại điện tử; các mối quen thì giao hàng trực tiếp. Các mặt hàng mỹ phẩm được nhập từ Trung Quốc đã hết hạn sử dụng, có sản phẩm đã hết hạn từ năm 2020. Các sản phẩm được nhập vào kho, sau đó căn cứ theo đơn đặt hàng của khách, Thắng giao cho nhân viên sử dụng chất tẩy Axeton xóa hạn sử dụng trên sản phẩm sau đó dùng 4 máy dập hạn sử dụng mới theo các năm cho từng sản phẩm.
Toàn bộ số hàng hóa bước đầu đối tượng khai không có hóa đơn, chứng từ được đối tượng nhập qua đường tiểu ngạch về kho chứa để phân loại. Kiểm tra thực tế có khoảng gần 1 triệu mã sản phẩm là mỹ phẩm (các loại nêu trên) đã hết hạn sử dụng. Ngoài những sản phẩm là mỹ phẩm nêu trên, tổ công tác còn thu giữ nhiều máy tính phục vụ bán hàng online và chạy quảng cáo, máy in, máy cắt nhãn, máy dập date mà các đối tượng dùng để làm lại hạn sử dụng của các sản phẩm hết hạn.
Hiện Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ CA quận Bắc Từ Liêm đang tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Thắng và các đối tượng có liên quan, khai thác mở rộng các đầu mối nhập hàng và mua hàng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhận định từ luật sư
Về hành vi tẩy date sản phẩm để tiếp tục đưa đi tiêu thụ, luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, hạn sử dụng hoặc hạn dùng của sản phẩm đã được quy định rất rõ. Theo đó, khoản 11 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.
Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn…
Theo Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau: hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm tương ứng với hàng hóa có giá trị dưới 1 triệu đồng tới 100 triệu đồng trở lên. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm trong các trường hợp là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế…
Bên cạnh đó, theo luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn, người, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định; tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tang vật vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Nhận diện hành vi thao túng thị trường bất động sản | |
Những điều khoản mới giúp mua bán nhà đất minh bạch | |
Đảm bảo quyền của các bên khi có tranh chấp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại