Ham rẻ, nhiều người “bất chấp” mua bánh trung thu trôi nổi trên mạng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCA tỉnh Hà Nam thu giữ gần 1.600 chiếc bánh nướng, bánh Trung thu không rõ nguồn gốc đã bị. Ảnh: CA Hà Nam |
Ngày 16/8, Phòng Cảnh sát môi trường, CA tỉnh Hà Nam cho biết, đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh phát hiện và thu giữ gần 1.600 chiếc bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cụ thể, vào khoảng 15h40 phút ngày 15/8, Tổ công tác của Phòng Cảnh sát môi trường, CA tỉnh Hà Nam phối hợp với Đội QLTT số 3 - Cục QLTT tỉnh phát hiện Phạm Thị Phụng, SN 1994, trú ở Tổ 5, phường Thanh Tuyền, TP Phủ Lý, đang kinh doanh, buôn bán gần 1.600 chiếc bánh Trung thu (bánh nướng các loại) tại Khu công nghiệp Châu Sơn, TP Phủ Lý.
Tại thời điểm kiểm tra, Phụng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ toàn bộ số hàng trên. Bước đầu, Phụng khai nhận đã thu mua số bánh này qua mạng xã hội với giá 3.000 đồng/chiếc về bán kiếm lời.
Cũng trong ngày 16/8/2022, tại đường Võ Nguyên Giáp thuộc địa bàn xã Song Khê, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Cục QLTT tỉnh Bắc Giang phát hiện ông Nguyễn Hồng Phúc, địa chỉ tại tổ dân phố Đồng 1, thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, đang trong quá trình vận chuyển 5.075 chiếc bánh Trung thu đi tiêu thụ, bao gồm 3.630 chiếc bánh dẻo Trung thu loại 45g/chiếc và 1.445 chiếc bánh dẻo Trung thu loại 60g/chiếc.
Quá trình kiểm tra, ông Nguyễn Hồng Phúc không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa. Ông Phúc thừa nhận toàn bộ số hàng hóa trên được mua trôi nổi trên thị trường, sau đó mang về bán kiếm lời, không có hóa đơn, chứng từ.
Quá trình làm việc, đối chiếu theo các quy định pháp luật, lực lượng QLTT tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Hồng Phúc số tiền 12 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đồng thời, cơ quan QLTT tịch thu tang vật vi phạm là 5.075 chiếc bánh Trung thu các loại nêu trên.
Cũng trong kế hoạch tăng cường kiểm soát thị trường đối với các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Trung thu, ngày 15/8/20202, lực lượng QLTT tỉnh Quảng Trị tiến hành khám phương tiện vận tải BKS 75C-08XXX do ông Đ.X.H.V, có địa chỉ tại phường Hương An, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, điều khiển và phát hiện 7.200 sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ; 270 sản phẩm đồ chơi trẻ em và 240 sản phẩm gia dụng có dầu hiệu nhập lậu.
Trước đó, vào ngày 9/8/2022, Đội QLTT số 3 Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tiến hành khám phương tiện vận tải BKS 75C-04XXX do ông Đ.H.H, có địa chỉ tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế điều khiển. Kết quả khám trên phương tiện vận chuyển 13.500 sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn đi kèm, không có chứng nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm bánh kẹo; với trị giá 27 triệu đồng.
Tận dụng lợi thế của TMĐT, nhiều cá nhân, hộ kinh doanh thường xuyên rao bán, chạy quảng cáo thường xuyên trên mạng xã hội, các nhóm cộng đồng mua bán online, cộng đồng các khu dân cư. Mặt hàng bánh Trung thu được rao bán với nhiều mức giá khác nhau, đa dạng về mẫu mã và chủng loại.
Tuy nhiên, việc mua - bán thực phẩm trực tuyến trên các website, ứng dụng TMĐT và các mạng xã hội tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều đối tượng lợi dụng TMĐT để kinh doanh các loại bánh Trung thu có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng; sản phẩm chứa các chất phụ gia không cho phép sử dụng hoặc vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm chứa các chất độc hại, ô nhiễm; thực phẩm bị hư hỏng biến chất do điều kiện bảo quản không bảo đảm... Các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát.
Ngoài ra, Cục TMĐT và Kinh tế số cũng lưu ý người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin về chủ sở hữu website gồm tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế; Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, thông tin về điều kiên giao dịch chung, các chính sách như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.
Đặc biệt, nếu mua hàng qua các mạng xã hội, người tiêu dùng cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan quản lý kiểm tra về an toàn thực phẩm.
"Người mua hàng tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể", Cục TMĐT và Kinh tế số nhấn mạnh.
Chủ lô hàng gần 2.000 bánh Trung thu trôi nổi bị phạt hành chính 19 triệu đồng | |
5.000 bánh trung thu không rõ xuất xứ bị buộc tiêu hủy |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại