Hà Nội triển khai thí điểm ứng dụng “Công dân Thủ đô số”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội triển khai thí điểm ứng dụng “Công dân Thủ đô số”. Ảnh: P.V |
Kế hoạch nhằm ứng dụng công nghệ số để phát triển, mở rộng kênh tiếp nhận, phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố thông qua kênh Zalo hình thành nền tảng ứng dụng mạng xã hội “Công dân Thủ đô số” qua đó giúp người dân, doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với các cấp chính quyền Thành phố trên môi trường số nhanh chóng, kịp thời theo thời gian thực; tạo đột phá về chuyển đổi số, hướng tới thực hiện chuyển đổi số tổng thể và toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội của Thành phố góp phần thúc đẩy công tác chuyển đổi số Thành phố phát triển nhanh và bền vững,...
Theo đó, Thành phố đặt ra các chỉ tiêu cần đạt như: 100% người dân, doanh nghiệp trên địa bàn chọn thí điểm được tiếp cận, sử dụng Ứng dụng “Công dân Thủ đô số” của Thành phố. 100% các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn chọn thí điểm được tiếp nhận; trả kết quả nhanh chóng, kịp thời thông qua Ứng dụng “Công dân Thủ đô số”. 100% các cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị được lựa chọn thí điểm sử dụng thành thạo các chức năng, tính năng của Ứng dụng “Công dân Thủ đô số” phục vụ công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được nhanh chóng, kịp thời.
Phạm vi thí điểm bao gồm các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải, Quy hoạch và Kiến trúc, Du lịch, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cấp quận, huyện, thị xã, gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đông Anh, Mỹ Đức, Sơn Tây; Doanh nghiệp nhà nước có Công ty THNN MTV Thoát nước Hà Nội.
Theo lộ trình, việc triển khai thí điểm sẽ bắt đầu từ tháng 2/2024 đến hết tháng 6/2024, đối với các đối tượng là Lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức tham gia quy trình tiếp nhận, xử lý và trả lời các phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị được lựa chọn thí điểm; người dân, doanh nghiệp đang sinh sống, kinh doanh tại các địa bàn được lựa chọn thí điểm.
Việc triển khai Kế hoạch sẽ bao gồm 10 nhóm nội dung: Tổ chức phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu về chất lượng không khí (tỷ lệ bụi mịn, tỷ lệ khói bụi, các chỉ số SO2, CO, NO2…); Tổ chức phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu về điểm thi (thi vào lớp 10, điểm thi tốt nghiệp THPT…), thông tin học bạ, sổ liên lạc của học sinh và hệ thống các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố; Tổ chức phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu về quy hoạch Thủ đô; Tổ chức phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin về bản đồ úng ngập trên địa bàn Thành phố; Tổ chức phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin về các địa điểm (nhà hàng, khách sạn, địa điểm du lịch…), bản đồ du lịch trên địa bàn Thành phố;
Tổ chức phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin về phạt nguội các phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố; Tổ chức phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin để phục vụ việc xác thực thông tin, định danh người dùng trên ứng dụng Công dân Thủ đô số; Tổ chức phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin về gia hạn đăng kiểm tự động cho xe ô tô trên địa bàn Thành phố; Tổ chức phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin sổ sức khỏe điện tử, các cơ sở y tế, nhà thuốc trên địa bàn Thành phố; Tổ chức phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin về nguồn gốc thực phẩm theo lĩnh vực trên địa bàn Thành phố.
Văn phòng UBND Thành phố được giao là đơn vị chủ trì, phối hợp các sở, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng quy chế quản lý, vận hành và khai thác sử dụng tạm thời Ứng dụng “Công dân Thủ đô số”.
Hà Nội tặng thưởng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2023 cho 10 cá nhân | |
Nhiều cách làm sáng tạo, giải pháp hiệu quả | |
Người thầy đáng kính của những “huy chương quốc tế” |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại