Hà Nội: thực hiện đầu tư công trung hạn và các công trình trọng điểm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Tàu điện Metro Nhổn-Ga Hà Nội chạy qua ngã tư Phạm Hùng-Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy Ảnh: T.A |
Năm 2025 cả nước đạt 3.000 km đường bộ cao tốc
Chỉ thị từ Thủ tướng: năm 2024 phải là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tạo tiền đề thuận lợi hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh vốn, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và giản hóa, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính… đặc biệt là các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa liên quan đến việc thực hiện các dự án đầu tư công trước 30/08/2024.
UBND TP Hà Nội, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã tổ chức nhiều giải pháp triển khai các biện pháp thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và các công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025. TP đang tập trung ưu tiên cao độ trong việc triển khai thi công các công trình trọng điểm, đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển hạ tầng, giao thông cho Thủ đô Hà Nội những năm tới. Lĩnh vực giao thông với 58 dự án, chiếm 19,5% kế hoạch vốn.
Lập sổ theo dõi dự án đầu tư công
Theo UBND TP Hà Nội, trong 7 tháng qua, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện được 30,7 nghìn tỷ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước và đạt 37% kế hoạch năm 2024; trong đó ngân sách Nhà nước cấp TP 11,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% và đạt 32,9%; ngân sách Nhà nước cấp huyện 17,4 nghìn tỷ đồng, tăng 37,4% và đạt 40,1%; ngân sách Nhà nước cấp xã 1,4 nghìn tỷ đồng, tăng 60,4% và đạt 41,5%.
Điểm lại tình hình thực hiện một số công trình, dự án trên địa bàn TP, Cục Thống kê Hà Nội cho biết năm 2024 TP Hà Nội có 226 dự án đầu tư công xây dựng cơ bản tập trung, trong đó: 155 dự án chuyển tiếp với mức đầu tư 205,5 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn năm 2024 là 24,4 nghìn tỷ đồng). Bên cạnh đó, có 71 dự án mới được khởi công xây dựng trong năm với tổng mức đầu tư 7,2 nghìn tỷ đồng (kế hoạch giải ngân vốn trong năm là 1,1 nghìn tỷ đồng).
Một số dự án quan trong như: dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có chiều dài 112,8 km với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Đến thời điểm này, tổng vốn đã đầu tư cho dự án khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng, tiến độ thi công xây lắp đạt 9,6%. Dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1) có chiều dài 2,3 km, mặt cắt ngang 50 m và hợp phần 2 cầu vượt tại nút giao Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh.
Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn hơn 7,2 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5,8 nghìn tỷ đồng. Đến nay dự án đã giải ngân 32,4% kế hoạch vốn...
UBND TP đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đánh giá tình hình, khả năng triển khai hấp thụ vốn và nghiên cứu, đề xuất ban hành kế hoạch tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp TP giai đoạn 2021-2025 và chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: TP điều chỉnh tăng kế hoạch vốn năm 2024 là trên 2.516 tỷ đồng cho 202 nhiệm vụ, dự án do có khả năng thực hiện, giải ngân tốt. Về định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025, UBND TP Hà Nội đề xuất nguồn vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến là trên 81.392 tỷ đồng, tăng 358,903 tỷ đồng so với năm 2024.
Hiện nay TP đang quản lý dự án đầu tư công bằng sổ tay: Sổ tay cẩm nang quản lý dự án đầu tư công hướng dẫn quy trình, thủ tục thực hiện dự án đầu tư công; Thư mục các Văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các mẫu văn bản liên quan đến hoạt động quản lý dự án đầu tư công. Để nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng Sổ tay Quản lý dự án đầu tư công, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục thực hiện số hóa và điện tử hoá thành Phiên bản 2-T4.2024 để các tổ chức, cá nhân quan tâm có thể tìm kiếm khai thác một cách thuận lợi ứng dụng mã QR Code qua thiết bị thông minh.
Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công các năm 2024, 2025 đạt tối thiểu 95% kế hoạch, TP Hà Nội đặt ra 5 chuyên đề với những giải pháp cụ thể nhằm phấn đấu hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 ở mức cao nhất. TP đang tập trung đẩy nhanh công tác hoàn thiện các thủ tục đầu tư để đảm bảo điều kiện bố trí kế hoạch vốn. Đối với dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư và dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa được phê duyệt dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tham mưu UBND TP giao nhiệm vụ tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Chất lượng vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội ngày càng được nâng cao |
Chuyến tàu kết nối giá trị văn hóa xưa và nay |
Người dân xếp hàng từ sáng sớm chờ trải nghiệm tàu Metro Nhổn - Ga Hà Nội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại