Chủ nhật 24/11/2024 21:01

Hà Nội: Thị trường dịp trước, trong và sau Tết không có nhiều biến động

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại thành phố Hà Nội, do có sự chuẩn bị tốt về nguồn hàng để phục vụ Tết nên nhìn chung tình hình thị trường dịp trước Tết, trong và sau Tết trên địa bàn Thành phố Hà Nội tương đối ổn định, lượng cung hàng hóa dồi dào, giá cả không có nhiều biến động so với thời điểm trước Tết.

Bộ Công Thương vừa báo cáo tổng hợp tình hình thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

Nhìn chung, thị trường Tết năm nay khá bình ổn, nguồn cung hàng hóa dồi dào, công tác phục vụ Tết của nhiều siêu thị, chợ được kéo dài đến chiều ngày 30 Tết và bắt đầu phục vụ trở lại vào ngày 1-2 Tết, một số siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài đã không nghỉ Tết nên đã hạn chế tâm lý mua tích trữ của người dân.

Sức mua trên thị trường đối với các nhóm hàng lương thực, thực phẩm hàng tiêu dùng tăng khoảng 15-20% so với các tháng thường và tăng khoảng 10-12% so với Tết năm 2018.

Do nguồn cung dồi dào, mặt bằng giá các hàng hóa phục vụ Tết chỉ tương đương so với Tết năm trước (một số loại do ảnh hưởng từ sản xuất nên giá cao hơn khoảng 5-7% như thịt lợn, đào, quất, một số loại hoa nguồn cung tốt nên giá thấp hơn như ly, hồng, cúc).

Tại thành phố Hà Nội, do có sự chuẩn bị tốt về nguồn hàng để phục vụ Tết nên nhìn chung tình hình thị trường dịp trước Tết, trong và sau Tết trên địa bàn Thành phố Hà Nội tương đối ổn định, lượng cung hàng hóa dồi dào, giá cả không có nhiều biến động so với thời điểm trước Tết.

ha noi tinh hinh thi truong dip truoc trong va sau tet khong co nhieu bien dong
Sau Tết, giá rau, củ, quả tăng nhẹ

UBND Thành phố, Sở Công Thương đã định hướng cho các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng và tổ chức kế hoạch sản xuất, dự trữ hàng hóa phục vụ Tết đảm bảo đầy đủ về số lượng, ổn định về giá bán các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, trứng gia cầm, rau củ, thủy hải sản, thực phẩm chế biến,... với tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 28.500 tỷ đồng (tăng 10-15% so với kế hoạch dự trữ hàng hóa Tết năm 2018).

Hà Nội cũng có 20 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình bình ổn thị trường để dự trữ hàng hóa thiết yếu và hàng hóa phục vụ Tết với tổng số tiền là 842,8 tỷ đồng, tổ chức đưa hàng bình ổn đến 10.688 điểm bán hàng (tăng 3.865 điểm) để phục vụ nhân dân trên địa bàn dịp Tết.

Năm nay, thành phố đã hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức 10 phiên chợ Việt và 410 chuyến bán hàng lưu động phục vụ nhân dân, người lao động tại 18 huyện khu vực ngoại thành; 01 Hội chợ Tết của Thành phố tại Công viên Thống nhất; 14 Hội chợ Xuân, hội chợ Tết của các đơn vị tổ chức sự kiện; 64 chợ hoa xuân trên địa bà Thành phố và 768 diểm bán trái cây an toàn.

Để công tác đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019 được thường xuyên, liên tục, đến ngày 01 Tết đã có 125 điểm mở cửa bán hàng và đến ngày mùng 4 Tết hầu hết các doanh nghiệp đã mở cửa bán hàng trở lại.

Cũng theo Bộ Công Thương, sau Tết, giá các mặt hàng thiết yếu không có biến động nhiều, giá tương đương so với thời điểm sát Tết, một số thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống sau Tết của người dân như thịt bò, thủy hải sản tăng nhẹ; giá hoa quả tăng do nhu cầu đi lễ chùa đầu năm.

H.L
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động