Hà Nội: tạo điều kiện để người tiêu dùng Thủ đô nhận diện và tiêu thụ sản phẩm OCOP
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP của Hà Nội. Ảnh: P.V |
Số lượng sản phẩm OCOP của Hà Nội sẽ vượt mục tiêu đề ra
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, Thủ đô hiện có 1.350 làng có nghề; hơn 5.000 sản phẩm nông sản được gắn mã truy xuất nguồn gốc bằng tem điện tử thông minh (QR code). Tính lũy kế từ năm 2019 đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm OCOP.
Trong đó, tính riêng giai đoạn 2021-2023 đã đánh giá được 1.657 sản phẩm, đạt 82,9% mục tiêu của cả nhiệm kỳ (mục tiêu đặt ra tại Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” là 2.000 sản phẩm).
Trong năm 2024, các quận, huyện, thị xã tiếp tục đăng ký đánh giá, phân hạng 510 sản phẩm. Như vậy, nhiều khả năng đến hết năm 2024, số lượng sản phẩm OCOP của Hà Nội sẽ vượt mục tiêu đề ra trước 1 năm.
Tính từ năm 2021 đến năm 2023, huyện Ba Vì cũng có 153 sản phẩm được công nhận OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm OCOP chủ yếu của huyện là: Sữa tươi và sản phẩm chế biến từ sữa tươi; thịt giò đà điểu; gà đồi, rượu, mật ong…
Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì Nguyễn Giáp Đông cho biết, để chuẩn bị cho đánh giá, phân hạng OCOP năm 2024, huyện đã rà soát các sản phẩm tiềm năng, phấn đấu được công nhận thêm 15 sản phẩm mới trở lên và đánh giá, phân hạng lại 28 sản phẩm hết hạn.
Phú Xuyên là một trong những huyện có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất thành phố. Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Trọng Vĩnh thông tin, tính từ năm 2021 đến năm 2023, Phú Xuyên đã có 134 sản phẩm được công nhận OCOP và năm 2024, huyện Phú Xuyên phấn đấu có thêm 40 sản phẩm OCOP.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, ở thôn Nhân Sơn, xã Tri Thủy chia sẻ, gia đình ông có truyền thống trồng bưởi Thồ và bưởi Diễn. Hiểu rõ giá trị khi tham gia Chương trình OCOP, năm 2024, gia đình ông đăng ký 2 sản phẩm: Bưởi Thồ và bưởi Diễn để đánh giá, phân hạng. Đến nay, vườn bưởi được chăm sóc chu đáo để cây ra hoa, đậu quả và cho chất lượng tốt nhất.
Hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm
Để triển khai hiệu quả Chương trình OCOP năm 2024, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, thành phố tiếp tục tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo để phát triển dịch vụ thương mại, kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng. Đặc biệt, thành phố khuyến khích phát triển sản phẩm hàng hóa gắn với các loại hình thương mại, dịch vụ điện tử.
Theo kế hoạch, năm 2024, thành phố công nhận 5-10 mô hình trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Bên cạnh đó, thành phố đã phát triển được 105 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Bên cạnh việc đánh giá, phân hạng mới, Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tiếp tục hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm đã hết thời hạn hiệu lực (3 năm); hỗ trợ các chủ thể nâng sao cho những sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng từ đó hỗ trợ phát triển, tiêu thụ sản phẩm.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, đến hết năm 2023, thành phố xây dựng được 10 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch trên địa bàn 8 huyện: Phú Xuyên, Gia Lâm, Ứng Hòa, Đông Anh, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức và quận Hà Đông. |
Huyện Phúc Thọ: đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP tiềm năng | |
Thể hiện giá trị văn hóa bản địa kết tinh trong sản phẩm OCOP | |
Hỗ trợ chủ thể OCOP làm quen với “số hóa” |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại