Hà Nội: tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bổ trợ tư pháp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSở Tư pháp và Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác năm 2023 và phương hướng công tác phối hợp năm 2024. Ảnh:Khánh Huy |
Những kết quả đạt được
Theo Sở Tư pháp TP Hà Nội, công tác quản lý hành nghề luật sư hiện nay số tổ chức hành nghề luật sư là 1.738 tổ chức với 5.297 luật sư, 95 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và 98 chi nhánh của các tổ chức hành nghề luật sư trong nước. Năm 2023, đã kết nạp thêm: 427 luật sư, tiếp nhận 647 người tập sự hành nghề luật sư; trên 5.000 người tập sự hành nghề luật sư…
Các tổ chức hành nghề luật sư (523 tổ chức và chi nhánh gửi báo cáo) đã thực hiện xong: 29.825 việc (tăng 118% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó: 896 việc tố tụng, 9.854 việc tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác, 3.030 việc trợ giúp pháp lý; doanh thu hơn 2.903 tỷ đồng (tăng 273% so với cùng kỳ năm 2022), nộp thuế hơn 146.2 tỷ đồng (tăng 38,8% so với cùng kỳ năm 2022).
Công tác quản lý hoạt động công chứng: hiện có 122 tổ chức hành nghề công chứng (10 Phòng công chứng và 112 Văn phòng công chứng) với 455 công chứng viên. Trong năm 2023, 122 tổ chức hành nghề công chứng đã ký 539.817 hợp đồng, giao dịch; chứng thực 10.526.907 bản sao (tăng 158% so với cùng kỳ năm 2022); chứng thực chữ ký được 125.410 việc (tăng 26,6% so với cùng kỳ năm 2022); thu hơn 371,4 tỷ đồng; nộp ngân sách/thuế hơn 29,7 tỷ đồng.
Lĩnh vực thừa phát lại: trên địa bàn TP hiện có 38 Văn phòng Thừa phát lại với 88 Thừa phát lại đang hành nghề, các Văn phòng đã thực hiện: tống đạt 122.045 văn bản (của cơ quan tòa án) (tăng 96% so với cùng kỳ năm 2022), doanh thu trên 6,84 tỷ đồng; lập 20.868 vi bằng, doanh thu hơn 20 tỷ đồng (tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2022).
Lĩnh vực đấu giá tài sản: Trên địa bàn TP có 101 DN, chi nhánh của DN đấu giá tài sản, trong đó có 01 Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản trực thuộc Sở Tư pháp; với 264 đấu giá viên. Các tổ chức đấu giá trên địa bàn TP đã thực hiện 6.234 cuộc đấu giá thành (tăng 325% so với cùng kỳ năm 2022) với tổng số tiền bán đấu giá hơn 22.915 tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022); nộp ngân sách hơn 5,41 tỷ đồng.
Tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý giám định tư pháp: các tổ chức giám định trên địa bàn TP đã thực hiện 18.618 vụ việc (tăng 2,5% số với năm 2022), (trong đó 13.135 việc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; 5.432 việc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định; 51 việc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân khác).
Cử trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 2.446 lượt người tăng 55,8% so với cùng kỳ. Tổng số vụ việc tham gia tố tụng thực hiện (bao gồm số vụ việc thụ lý trong kỳ và số vụ việc từ năm trước chuyển sang) là 3.475 vụ việc.
Tiến hành thẩm định 1774 hồ sơ vụ việc trợ giúp, trong đó có 1366 vụ việc đạt chất lượng tốt, 406 vụ việc đạt chất lượng khá, 02 hồ sơ đạt chất lượng. Tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý được đánh giá là tham gia tố tụng thành công là 957 vụ việc, chiếm tỷ lệ 53,9% trên tổng số vụ việc được thẩm định, đánh giá.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng bổ trợ tư pháp
Năm 2024, lãnh đạo Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết, TP tiếp tục triển khai ban hành các văn bản sau khi Luật Công chứng, Luật Đấu giá được Quốc hội thông qua; Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm những vi phạm; triển khai các biện pháp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ luật sư, công chứng viên, đấu giá viên, thừa phát lại...
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tự quản của các hội nghề nghiệp bổ trợ tư pháp. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác tham mưu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng đạo đức, ứng xử nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn trong các lĩnh vực: luật sư, công chứng, đấu giá, thừa phát lại để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân hành nghề cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
Tiếp tục tổ chức triển khai thi hành hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành, Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) giai đoạn 2015 - 2025, các Kế hoạch về trợ giúp pháp lý của UBND TP;
Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao năng lực cho đội ngũ người làm công tác trợ giúp pháp lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ TGPL, góp phần bảo đảm an sinh xã hội; Chú trọng công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng nhằm đảm bảo quyển được trợ giúp pháp lý của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về TGPL và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác TGPL.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại