Chủ nhật 08/09/2024 17:26

Hà Nội sẽ cán đích đạt 2.000 sản phẩm OCOP trước một năm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với 544 sản phẩm OCOP được trao giấy chứng nhận tháng 4/2024, tính lũy kế từ năm 2019 đến nay TP Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm OCOP, đi đầu cả nước trong chương trình thực hiện mỗi xã, phường một sản phẩm và sẽ cán đích trước một năm so với kế hoạch đề ra.
Hà Nội sẽ cán đích đạt 2.000 sản phẩm OCOP trước một năm

Ảnh chụp tại siêu thị Tops market, quận Cầu Giấy, Hà Nội ẢNH: Khánh Huy

Điểm sáng của cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Tháng 4/2024, TP Hà Nội trao giấy chứng nhận cho 544 sản phẩm OCOP cho các chủ thể năm 2023. Tính lũy kế từ năm 2019 đến nay TP Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm OCOP. Còn tính từ năm 2021 đến nay, TP Hà Nội đã đánh giá được 1.657 sản phẩm OCOP. So với mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021- 2025, Hà Nội sẽ có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP. Như vậy, với nỗ lực, tốc độ phát triển như hiện nay, Hà Nội có nhiều khả năng sẽ đích trước một năm so với kế hoạch đề ra.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, Thủ đô hiện có 1.350 làng có nghề; hơn 5.000 sản phẩm nông sản được gắn mã truy xuất nguồn gốc bằng tem điện tử thông minh (QR code). Tính lũy kế từ năm 2019 đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm OCOP. Trong đó, tính riêng giai đoạn 2021-2023 đã đánh giá được 1.657 sản phẩm, đạt 82,9% mục tiêu của cả nhiệm kỳ (mục tiêu đặt ra tại Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025" là 2.000 sản phẩm). Với số lượng 1.657 sản phẩm OCOP đã đạt 82,9% (còn thiếu 343 sản phẩm để đạt mục tiêu 2.000 sản phẩm).

Năm 2024, các quận, huyện, thị xã đăng ký đánh giá, phân hạng 510 sản phẩm. Như vậy, đến hết năm 2024, số lượng sản phẩm OCOP sẽ đạt vượt mục tiêu chương trình đề ra trước một năm.

Về phát triển Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội, tính đến hết năm 2023 đã có 10 trung tâm của 8 huyện (Phú Xuyên, Gia Lâm, Ứng Hòa, Đông Anh, Chương Mỹ, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức và quận Hà Đông). Năm 2024, TP lên kế hoạch công nhận từ 5-10 mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.

Mục tiêu phấn đấu năm 2025

Hà Nội đến nay có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, trở thành điểm sáng và đi đầu cả nước trong chương trình thực hiện mỗi xã, phường một sản phẩm. Điểm đặc biệt là không chỉ chinh phục thị trường nội địa, nhiều sản phẩm nông sản thế mạnh được gắn sao của chương trình OCOP của Hà Nội cũng vươn dần ra thị trường thế giới. Nhiều địa phương đã và đang tập trung vào phân loại sản phẩm nhằm nâng cao giá trị cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Đi cùng với phát triển số lượng, thời gian qua Hà Nội tập trung ưu tiên sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, chế biến sâu. Các cơ quan, ban ngành như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch Hà Nội, Văn phòng Điều phối nông thôn mới TP Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện, hội chợ nhằm quảng bá xúc tiến các sản phẩm OCOP. Thông qua các sự kiện này, sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền được người tiêu dùng nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP và đánh giá cao về lượng, phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, nhờ đó nâng cao vị thế, giá trị cũng như tính cạnh tranh của các sản phẩm, hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội cho rằng: tính cạnh tranh của những sản phẩm nông nghiệp nhưng mà xuất khẩu luôn được Hà Nội và các doanh nghiệp đầu tư và sản xuất ở Hà Nội ưu tiên. Có rất nhiều đối tác nước ngoài họ đã đặt nhà máy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh thành để lấy các nguồn nguyên liệu đầu vào là các sản phảm nông nghiệp để họ sản xuất sau đó xuất ngược trở lại các nước sở tại của họ. Vì thế, chất lượng và yêu cầu luôn được đặt lên hàng đầu.

“ Phần ưu việt là những sản phẩm đạt chứng chỉ đặc biệt là OCOP, những sản phẩm đặc sản vùng miền, những tiêu chuẩn có sự qui định từ phía nhà nước Việt Nam cũng như những qui định của các nước mà chúng ta xuất khẩu vào thì họ luôn luôn là yêu cầu cao nhất bởi vì ở các nước phát triển, sức khỏe của người dân được đặt lên hàng đầu vì thế các tiêu chuẩn càng ngày càng được nâng cao” - ông Mạc Quốc Anh chia sẻ.

Tính đến hết tháng 4-2024, 63/63 tỉnh, TP trên cả nước đã triển khai đánh giá, phân hạng được hơn 12.000 sản phẩm OCOP. Trong đó, TP Hà Nội tiếp tục đứng đầu về số lượng sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong số này, có 73,9% sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 24,7% sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 42 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao. Hà Nội tiếp tục là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.
Chương trình OCOP đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế nông thôn
Hàng nghìn du khách thích thú với trải nghiệm các sản phẩm OCOP tại Lễ hội Sen Hà Nội
Hà Nội: phát triển thêm điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
Nguyễn Vũ – Hà My
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động