Thứ năm 14/11/2024 13:14

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp phục hồi và tăng trưởng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Mở của trở lại sau một thời gian dài chịu tác động của các biện pháp phòng chống dịch nhiều nhiều doanh nghiệp đã đẩy nhanh tiến độ sản xuất hàng hóa, phục hồi và tăng trưởng trở lại với những con số ấn tượng. Điều này cho thấy việc chuyển sang trạng thái “thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” là đòn thúc đẩy giúp hoạt động sản xuất công nghiệp đang tạo ra những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Thủ đô cuối năm 2021.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp phục hồi và tăng trưởng
Tháng 11-2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của thành phố Hà Nội tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2020

Theo số liệu tư Cục Thống kê Hà Nội, trong tháng 11-2021, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của thành phố đã tăng 4,8% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Một số ngành có chỉ số IIP tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 là sản xuất trang phục tăng 37,8%; giấy và sản phẩm từ giấy tăng 24,9%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 20%; da và sản phẩm liên quan tăng 11,1%; sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 10,8%.

Luỹ kế 11 tháng năm 2021, IIP tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2020 (mức tăng của cả nước là 3,6%). Trong khi đó, tình hình lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng 11-2021 ước tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020...

Nhìn vào những con số trên chúng ta thể thấy được những điểm sáng trong nên kinh tế Thủ Đô trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Những con số trên cũng thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô, cũng như hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của thành phố. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Đàm Tiến Thắng, đến thời điểm này, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch trong tình hình mới, sản xuất trên đà phục hồi nhanh. Dù còn gặp khó khăn về chi phí nguyên vật liệu, nhân công…, nhưng các doanh nghiệp đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất để tăng doanh số, hoàn tất đơn hàng đã ký kết.

Năm 2021, môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội tiếp tục được cải thiện với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ (TP có trên 25.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 345.000 tỷ đồng). TP đã thành lập “Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021”, “Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng do dịch COVID-19”.

Để giúp ngành công nghiệp Hà Nội có những bước tiến vững chắc, nhiều doanh nghiệp cũng kiến nghị thành phố có các chính sách hỗ trợ thích hợp, như: Tiếp tục giảm, giãn, gia hạn thuế, giảm lãi suất; thúc đẩy kết nối doanh nghiệp trong nước… Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang mong chờ mức hỗ trợ tốt hơn nữa như: Cấp bù lãi suất khoảng 3-5%/năm so với lãi suất thị trường, giảm 50% mức nộp các loại bảo hiểm trong các năm 2021, 2022…

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải cho biết, dự báo năm 2022, tình hình quốc tế và trong nước có những thuận lợi, cơ hội nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức đan xen, sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của Thủ đô. UBND TP đề ra 22 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2022 (với 5 nhóm chỉ tiêu kinh tế tổng hợp; 13 nhóm chỉ tiêu văn hóa xã hội và 4 nhóm chỉ tiêu về đô thị, nông thôn, môi trường) với các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Đối với việc thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, thành phố thực hiện đồng bộ các giải pháp tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế Thủ đô dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tiếp tục tận dụng có hiệu quả các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cùng với đó là tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất, kinh doanh gắn với triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong đó, triển khai đồng bộ, kịp thời các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế của trung ương và thành phố; tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch của UBND TP về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19

Ở góc độ quản lý Nhà nước ngành Công Thương Thủ đô, bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp đưa sản phẩm vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Cùng với đó, tiếp tục chú trọng giải quyết nhanh các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng kịp thời cơ hội sản xuất, kinh doanh.

Trong năm 2022, theo báo cáo của UBND TP Hà Nội tại Kỳ họp thứ ba, HĐND thành phố khóa XVI, thành phố sẽ tập trung thực hiện các giải pháp phát triển ngành công nghiệp, cụ thể là xây dựng, triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu và cổng thông tin kết nối doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội; Đề án chuyển đổi số cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp. Thành phố sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng và đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp; xây dựng 23/43 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập. Cùng với đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động khuyến công theo Chương trình khuyến công quốc gia và thành phố, tạo khoảng 500-700 mẫu thiết kế mới phục vụ

Hồng Đức
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động