Hà Nội quy hoạch phát triển theo 2 vùng động lực
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội quy hoạch phát triển theo 2 vùng động lực |
Ba khâu đột phá
Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ: Thủ đô Hà Nội với vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch của cả nước; với vai trò, vị thế quan trọng như vậy nên mỗi lần lập quy hoạch là một dấu ấn phát triển quan trọng của Thủ đô.
Lần lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lần này là rất cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài theo định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
3 khâu đột phá Thủ đô, về thể chế: Cần nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và các thể chế đặc thù, vượt trội để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu phát triển Thủ đô.
Nhiệm vụ đề ra đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là TP “Văn hiến- Văn minh- Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2026-2030 tăng 8.0-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000-13.000 USD.
Tầm nhìn 2050, Thủ đô Hà Nội là TP kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt 36.000-40.000 USD. Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-3030, tầm nhìn đến năm 2050, thảo luận về: 4 nguyên tắc lập Quy hoạch; 4 tư tưởng, triết lý; 5 nhóm quan điểm phát triển Thủ đô với 20 quan điểm cụ thể, toàn diện trên các lĩnh vực; 3 phương án kịch bản phát triển và mục tiêu phát triển Thủ đô; 3 khâu đột phá (về thể chế, về phát triển hạ tầng, về nhân lực); 2 vùng động lực phát triển Thủ đô (tại khu vực TP Bắc sông Hồng và tại khu vực TP phía Tây); 8 phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực; 7 phương án và 6 giải pháp thực hiện quy hoạch.
Về nguồn nhân lực, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, quy hoạch phải tạo ra nguồn lực mới để xây dựng và phát triển Thủ đô; tạo ra những cực tăng trưởng mới, trong đó có 2 TP trực thuộc. Trong đó, TP phía bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) là TP dịch vụ, thông minh và hội nhập, phát triển dịch vụ logistics, công nghiệp phụ trợ phục vụ các chuỗi sản xuất công nghiệp của các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc...
Về phát triển hạ tầng, đối với TP (TP) phía tây (Hòa Lạc, Xuân Mai), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bàn giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc trong quý I.
Bốn không gian chú trọng phát triển: Không gian số (môi trường quan trọng trong thời đại mới); không gian văn hoá (mở rộng không gian để khai thác hiệu quả các di sản phục vụ phát triển Thủ đô); không gian ngầm; không gian công cộng (chú trọng không gian xanh, đăc biệt là mặt nước sông, hồ)
Năm trục phát triển quan trọng: Trục sông Hồng (là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hoà hai bên sông); Trục Hồ Tây- Ba Vì kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh (là trục giao thông đối ngoại, hướng tâm, tạo chuỗi đô thị xanh, hiện đại) và Trục Nhật Tâm- Nội Bài (Trục đô thị thông minh- đối ngoại); Trục liên kết phía Nam (liên kết vùng) và trục Hồ Tây - Cổ Loa (trục không gian văn hoá).
Năm tuyến vành đai đô thị cùng với các trục giao thông hướng tâm, các tuyến đường sắt đô thị sẽ tạo nên các không gian phát triển mới của Thủ đô. Ưu tiên tập trung phát triển nhanh hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ.
Xây dựng các thể chế vượt trội
Đối với 2 vùng động lực phát triển Thủ đô, các chuyên gia cho rằng: Vùng động lực tại khu vực TP Bắc sông Hồng là TP về dịch vụ với các loại hình dịch vụ chất lượng cao như: Tài chính ngân hàng, giáo dục, du lịch, hội thảo... theo hướng thông minh và hội nhập; Một phần dịch vụ logistics, công nghiệp phụ trợ phục vụ các chuỗi sản xuất công nghiệp xung quanh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Tập trung phát triển chuỗi đô thị bắc sông Hồng gồm Vĩnh Phúc - Hà Nội (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh - Gia Lâm, gắn với mô hình TP trong Thủ đô) - Hưng Yên song song với vành đai động lực Phú Thọ - Thái Nguyên, Bắc Giang của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Đây chính là động lực kết nối, lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.
Vùng động lực khu vực TP phía Tây là TP khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giáo dục và đào tạo với Khu công nghệ cao Hoà Lạc là hạt nhân.
Về tình hình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo: Để các cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu xây dựng, phát triển bền vững Thủ đô trong dài hạn, với kinh nghiệm thực tiễn từ cơ quan, đơn vị, địa phương, lĩnh vực quản lý của mình đưa ra những ý kiến trách nhiệm, tâm huyết; góp ý trực tiếp vào các cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện Luật Thủ đô sửa đổi; tạo thể chế đặc thù, vượt trội, thuận lợi cho Thủ đô phát triển trong thời gian tới.
Trong đó cần bàn kỹ, bàn sâu và thể hiện rõ quan điểm đối với 12 vấn đề Ban cán sự đảng UBND TP trình xin ý kiến; đồng thời, tiếp tục tham gia, đóng góp các ý kiến cụ thể về những cơ chế, chính sách, việc phân cấp, phân quyền để tăng tính chủ động, tính tự chủ cho TP trong việc giải quyết các điểm nghẽn, các tồn tại, hạn chế trong phát triển Thủ đô trong thời gian qua;
Nhất là trong các lĩnh vực liên quan đến chính sách tài chính - ngân sách, đất đai, đầu tư, cơ chế xử lý các dự án ngoài ngân sách chậm triển khai trên địa bàn Thủ đô; cơ chế thu hút nguồn lực xã hội; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; việc quy hoạch, thu phí, cho thuê lòng đường, vỉa hè;...
Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-3030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định 3 khâu đột phá và 2 vùng động lực phát triển Thủ đô. Trong 3 khâu đột phá: Cần nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và các thể chế đặc thù, vượt trội để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu phát triển Thủ đô. |
Hà Nội phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững | |
Hà Nội: Ứng dụng công nghệ, phát triển bền vững làng nghề | |
Thành phố Hà Nội sẽ phát triển theo chùm đô thị |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại