Hà Nội phát triển các mô hình kinh tế mới
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênKinh tế Thủ Đô tháng 1/2023, toàn TP thu ngân sách của đạt 72.000 tỷ đồng, bằng 20% kế hoạch của năm |
Liên kết các mô hình kinh tế nhỏ, lẻ
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng ổn định kinh tế Hà Nội, kiểm soát lạm phát qua bảo đảm: Cân đối thu-chi ngân sách, thu hút vốn đầu tư phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát lạm phát. Năm 2023, TP sẽ tiếp tục cơ cấu lại kinh tế Thủ đô gắn với phát triển các mô hình kinh tế mới, tăng sức mua và bình ổn thị trường, gắn với kế hoạch hội nhập quốc tế giai đoạn 2021-2025, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của kinh tế Thủ đô và gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; thúc đẩy các hoạt động liên kết vùng, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu sản phẩm với các tỉnh, TP trong cả nước.
Phát triển thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt và mạng lưới kinh doanh thương mại hiện đại bao phủ cả khu vực ngoại thành. Quản lý tốt các chợ, giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm và quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng nhái, không để lợi dụng tăng giá. Tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng trên 10%...
Cụ thể các mô hình kinh tế được triển khai như: TP dự kiến đầu tư xây mới 48 chợ; đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 57 chợ. Các xã, phường, thị trấn chưa có chợ nhưng có nhu cầu phát triển chợ được rà soát đưa vào Danh mục chợ trên địa bàn; 100% số chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, văn minh thương mại... . Phấn đấu, đến hết năm 2023, 90% số chợ được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng theo quy định.
Tạo điều kiện để các DN, hợp tác xã tiếp cận với quỹ đất sạch, góp phần giảm kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, giảm thời gian chuẩn bị đầu tư dự án; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn đối với các chợ còn vướng mắc về đất đai theo quy định.
Mô hình phát triển kinh tế địa phương thông qua chương trình OCOP. Chương trình OCOP đã đánh thức tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thủ đô; là "cú hích" làm đổi mới tư duy sản xuất, đánh đúng, trúng nhu cầu tiêu dùng, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.
Đẩy mạnh, phát triển chương trình OCOP nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian tới là tăng cường chuyển đổi số. Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại du lịch TP Hà Nội (HPA) Nguyễn Thị Mai Anh cho biết: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong truyền thông; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream).
Thời gian qua, triển khai chương trình hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Sendo. Kênh thương mại điện tử giúp các DN, cơ sở sản xuất có thể giới thiệu, quảng bá và đưa thông tin đầy đủ, chi tiết về sản phẩm OCOP và những sản phẩm đặc sản vùng miền của Hà Nội đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Khai thác tiềm năng kinh tế từ du lịch mới
Năm 2023, Hà Nội sẽ đẩy mạnh triển khai các loại hình du lịch mới như du lịch thể thao mạo hiểm, trải nghiệm, du lịch sông Hồng, bay trực thăng, bay khinh khí cầu, du lịch ứng dụng thực tế ảo.
Sản phẩm du lịch đêm tiếp tục được làm mới bằng việc tổ chức nhiều hoạt động tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, tuyến đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây, không gian đi bộ khu vực hồ Thiền Quang-Công viên Thống Nhất mang tính sáng tạo, giàu truyền thống văn hóa…; đưa tuyến phố đi bộ tại khu đô thị Nam Vành đai 3 (quận Hoàng Mai) vào hoạt động.
Nâng cấp, phát triển sản phẩm du lịch tại 4 tuyến chính từ Trung tâm TP đến: Làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm), Hương Sơn (Mỹ Đức), Thạch Thất - Quốc Oai và Sơn Tây - Ba Vì. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch thiết yếu tại các khu du lịch, điểm du lịch trọng điểm. Cải tạo, chỉnh trang hệ thống hạ tầng nội khu, hạ tầng giao thông kết nối và hạ tầng dịch vụ tại các bến cảng đường thủy phục vụ phát triển các tuyến du lịch đường thủy.
Ngoài ra, nâng cao năng lực của các khu, điểm du lịch thí điểm phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế tại các làng nghề, các điểm du lịch gắn với các giá trị văn hóa truyền thống thống của các dân tộc thiểu số tại 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, phát triển đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút tạo sức hút mạnh mẽ cho du lịch Thủ đô.
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý điều hành, nghiệp vụ chuyên môn cho nhân lực ngành du lịch. Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, hợp tác liên kết du lịch. Phấn đấu năm 2023 thu hút 3 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong đó khoảng 2,1 triệu khách có lưu trú; 19 triệu khách du lịch nội địa.
Để thực hiện được các mô hình phát triển kinh tế mới, UBND TP tiến hành kiểm tra công vụ ngay từ đầu năm để bảo đảm các nhiệm vụ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Phấn đấu năm 2023, Hà Nội, Tăng trưởng GRDP khoảng 7%; GRDP người khoảng 150 triệu đồng: Vốn đầu tư xã hội thực hiện tăng 10,5%; Kim ngạch xuất khẩu tăng 6%; Kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng dưới 4,5%; Giảm 30% số hộ nghèo so với cuối năm 2022...
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại