Hà Nội: Nhiều quận, huyện đã quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các tổ hòa giải
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMức hỗ trợ kinh phí cho các vụ việc hòa giải thành hiện tùy thuộc vào điều kiện địa phương để chi với mức chi từ 100.000 đồng - 200.000 đồng/vụ.
Trong đó, các quận, huyện chi kinh phí cho công tác hòa giải cao là: Thanh Xuân (525.600.000 đ); Long Biên (512.000.000 đ); Gia Lâm (498.746.510 đ); Hai Bà Trưng (365.460.000 đ); Ba Đình (362.000.000 đ); Mê Linh (286.500.000 đ); Cầu Giấy (205.490.270 đ); Quốc Oai (191.200.000 đ); Sóc Sơn (182.320.000 đ).
Cùng với việc hỗ trợ kinh phí, việc củng cố, kiện toàn, thành lập mới tổ hoà giải, tổ trưởng và các hòa giải viên ở cơ sở đã được các địa phương triển khai thực hiện theo quy định. Đến nay, toàn TP Hà Nội có 5.463 tổ hòa giải với tổng số 34.880 hòa giải viên.
Năm 2018, Hà Nội đã hòa giải thành 5.008 vụ việc, đạt tỷ lệ 85,3% |
Năm 2018, toàn TP phát sinh 6.049 vụ việc tiếp nhận hòa giải (giảm 1.396 vụ việc so với năm 2017). Trong đó đã tiến hành hòa giải thành 5.008/5.866 vụ việc, đạt tỷ lệ 85,3% (cao hơn năm 2017: tỷ lệ hòa giải thành: 81%, hòa giải thành 6.025/7445 vụ việc), 183 vụ việc đang tiến hành hòa giải.
Các đơn vị tích cực triển khai thi hành Luật hòa giải ở cơ sở và có tỷ lệ hòa giải thành cao là: Mỹ Đức (98,5%); Đống Đa (96,9%); Chương Mỹ (95,5%); Long Biên (92,1%); Gia Lâm (90,5%); Thanh Xuân (90,4%); Hoàn Kiếm (90,1%); Ba Đình (89,3%); Cầu Giấy (89,3%); Bắc Từ Liêm (89,2%); Sơn Tây (87,1%); Nam Từ Liêm (87,1%); Đan Phượng (87%), Tây Hồ (86,7); Phú Xuyên (86,6%).
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại