Hà Nội: hòa giải thành ở cơ sở đạt tỷ lệ cao
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác hòa giải viên phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, tại một buổi hòa giải ở cơ sở Ảnh: Bạch Dương |
Theo đó, UBND TP đã bám sát vào định hướng của cơ quan Trung ương, Thành ủy và tình hình thực tiễn của Hà Nội, tập trung PBGDPL các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật mới như: truyền thông chính sách, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); tuyên truyền Luật Đất đai; Luật Đấu thầu, cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID và cấp Phiếu LLTP trực tuyến toàn trình qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) TP Hà Nội, nhằm triển khai hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn TP…
UBND TP đã ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); tập trung tuyên truyền các chính sách, quy định đặc thù của dự thảo Luật, các hoạt động của Trung ương, TP trong quá trình xây dựng chính sách, soạn thảo Luật nhằm tạo sự đồng thuận của các cấp, ngành và Nhân dân, thu hút sự quan tâm, tham gia vào cuộc để đóng góp xây dựng dự thảo Luật. Đồng thời, UBND TP đã chỉ đạo thực hiện xây dựng dự thảo kế hoạch tổ chức triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) để chủ động triển khai thực hiện ngay sau khi Luật được Quốc hội thông qua.
Sở Tư pháp đã tổ chức thành công hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả PBGDPL cho thanh thiếu niên trên địa bàn TP”; định hướng chỉ đạo nhân rộng mô hình “Phiên tòa giả định” tuyên truyền trong các trường THCS, THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên; tổ chức 15 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 3.750 hòa giải viên ở cơ sở tại 13 quận, huyện thị xã.
Tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền, bên cạnh hình thức truyền thống, nhiều mô hình mới, cách làm hay được ứng dụng, đặc biệt trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL đã đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức và người dân trên địa bàn TP.
Theo Sở Tư pháp, 6 tháng đầu năm 2024, trên toàn TP đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Đấu thầu... đến toàn thể cán bộ công chức trên địa bàn TP; xây dựng video tuyên truyền hướng dẫn quy trình cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID; tổ chức 3 cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình trực tuyến và sân khấu hóa.
Sở Tư pháp cũng đã phối hợp tổ chức 33 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật về đất đai, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, pháp luật về dân sự ... cho khoảng 8.600 đại biểu là hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật, người dân, hội viên hội phụ nữ tại 14 đơn vị quận, huyện; tổ chức 967 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 212.511 lượt người; tổ chức 4 cuộc thi tìm hiểu pháp luật…
Công tác quản lý Nhà nước về hòa giải cơ sở tiếp tục được UBND TP quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả giúp tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm phát sinh từ mâu thuẫn nội bộ trong Nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP. Tổ hòa giải, tổ trưởng và các hòa giải viên tiếp tục được củng cố kiện toàn về số lượng, đảm bảo về chất lượng.
: Sở Tư pháp TP Hà Nội cho biết, hiện nay toàn TP có 5.095 tổ hòa giải với tổng số 32.794 hòa giải viên. Kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 toàn TP đã tiếp nhận tổng số 1.311 vụ việc hòa giải, đã tiến hành hòa giải thành 1.055/1.243 vụ việc (đạt tỷ lệ 84,88%), 68 vụ việc đang tiến hành hòa giải; tổ chức 15 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 3.750 hòa giải viên ở cơ sở. |
Công tác hòa giải cơ sở đi vào thực chất, hiệu quả | |
Vơi bớt mâu thuẫn vì người dân được nâng cao nhận thức pháp luật |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại