Thứ sáu 22/11/2024 10:19

Hà Nội: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể trường học

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, để bảo đảm an toàn đối với bếp ăn trường học, chính quyền các địa phương cần phải thành lập các đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để kiểm tra các bếp ăn tập thể trường học. Nếu phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định.
Hà Nội: Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể trường học
Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1983/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm “Tháng hành động vì ATTP” năm 2023.. Thời gian các đoàn tiến hành kiểm tra từ ngày 15/4 đến hết ngày 15/5/2023. Ảnh: Thiện Tâm

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, hiện, toàn TP Hà Nội hiện có gần 4.400 bếp ăn tập thể trường học. thời gian qua, TP Hà Nội đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là bếp ăn trường học - vấn đề liên quan trực tiếp đến vấn đề bảo vệ sức khỏe học sinh và luôn nhận được sự quan tâm của xã hội cũng như các bậc phụ huynh. Từ đầu năm 2023 đến nay, 3 đoàn thanh kiểm tra, hậu kiểm của TP đã thanh, kiểm tra công tác an toàn thực phẩm theo kế hoạch.

TP Hà Nội cũng thành lập hai đoàn truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại bếp ăn tập thể tại 5 quận, 5 huyện; tổ chức các đoàn giám sát mô hình điểm về an toàn thực phẩm tại các quận, huyện. Qua thanh, kiểm tra 58 cơ sở thực phẩm, đoàn kiểm tra đã phát hiện và xử lý vi phạm 3 cơ sở, với tổng số tiền phạt gần 250 triệu đồng.

Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, để bảo đảm an toàn đối với bếp ăn trường học, chính quyền các địa phương cần phải thành lập các đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để kiểm tra các bếp ăn tập thể trường học. Nếu phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định.

“Cac nhà trường cũng phải thành lập các đoàn kiểm tra, với sự tham gia của Ban giám hiệu nhà trường, ban phụ huynh học sinh để kiểm tra các thực phẩm khi đưa vào chế biến thức ăn tại nhà trường”, ông Đặng Thanh Phong khuyến cáo.

Theo ông Đặng Thanh Phong, đối với nhà cung cấp thức ăn cho nhà trường, phải có hồ sơ pháp lý đầy đủ, nguồn gốc thực phẩm đưa vào tham gia chế biến phải đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Theo số liệu từ Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2022 và 2023, Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện trên địa bàn TP gồm: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Ba Vì, Đông Anh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai.

Với mô hình này, Sở Y tế Hà Nội đặt ra mục tiêu 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký cam kết trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm; niêm yết công khai địa chỉ nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm tại bảng tin nhà trường; 100% người lãnh đạo quản lý, người chế biến, người kinh doanh, cô nuôi tại các trường Tiểu học xây dựng mô hình được bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được kiểm tra, giám sát theo quy định; 100% bếp ăn tập thể tại các trường thành lập tổ tự giám sát an toàn thực phẩm, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đưa vào nhà trường phải được làm toàn diện, thường xuyên từ khâu nuôi trồng, đánh bắt đến khâu vận chuyển, bảo quản và khi đưa vào tổ chức chế biến trong bếp ăn tập thể. Nhà trường phải nêu cao vai trò của tổ tự giám sát, đối với nguyên liệu thực phẩm đầu vào, phải có hồ sơ giao nhận, có biên bản ký giao nhận và có sự tham gia của ban phụ huynh học sinh tham gia đảm bảo tốt nhất an toàn thực phẩm để học sinh có bữa ăn an toàn, đảm bảo dinh dưỡng và chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Phú Cát (xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội) Kiều Anh Tuấn, cho biết, bếp ăn của trường Tiểu học Phú Cát thường xuyên cung cấp 365 suất ăn trưa bán trú cho học sinh. Mặc dù nhân viên chế biến đã được trang bị đầy đủ bảo hộ, nhưng kiểm tra cho thấy khu vực sơ chế cần bổ sung thêm lưới chống côn trùng xâm nhập. Còn truy xuất tận cùng nguồn thực phẩm nhập vào bếp ăn của nhà trường đều rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo hồ sơ pháp lý theo quy định.

“Việc truy xuất nguồn gốc được nhà trường đánh giá là một khâu rất quan trọng, cần thiết để khi có sự cố xảy ra nhà trường tìm được nguồn gây ngộ độc thực phẩm từ đâu để có hướng xử lý triệt để, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh”, ông Kiều Anh Tuấn chia sẻ.

Xây dựng mô hình kiểm soát ATTP tại 100% bếp ăn tập thể Xây dựng mô hình kiểm soát ATTP tại 100% bếp ăn tập thể
Hà Nội thành lập 4 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm Hà Nội thành lập 4 đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
Tạm dừng hoạt động của bếp ăn tập thể Trường Tiểu học Kim Giang sau vụ 56 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm Tạm dừng hoạt động của bếp ăn tập thể Trường Tiểu học Kim Giang sau vụ 56 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm
Tuyết Nhi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động