Hà Nội đẩy mạnh phong trào thi đua văn hóa công sở, ứng xử nơi công cộng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tạo sự chuyển biến, nâng cao trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ Nhân dân của các cơ quan thuộc TP Hà Nội. Ảnh: Vi Giáng |
Để nâng cao chất lượng phong trào thi đua, tạo sự chuyển biến rõ nét trong triển khai thực hiện 2 Bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô và Quy tắc ứng xử nơi công cộng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền năm 2024.
Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin như sử dụng trí tuệ nhân tạo AI xây dựng podcast tuyên truyền các Quy tắc ứng xử trên báo điện tử và nền tảng mạng xã hội.
Ngoài ra, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền Quy tắc ứng xử bằng hình thức E-Magazine, tác phẩm được xuất bản và phân phối qua các nền tảng điện tử.
Đợt này, Sở triển khai phát hành sách ảnh nhằm tăng hiệu ứng tuyên truyền, tăng số lượng tương tác trên Cổng thông tin điện tử của Sở.
Điểm nhấn hoạt động tuyên truyền là xây dựng phim phóng sự chuyên đề đánh giá kết quả thực hiện của Quy tắc ứng xử trên địa bàn TP giai đoạn 2017 - 2024.
Các hoạt động tuyên truyền thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua văn hóa công sở, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế – xã hội chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức kế hoạch kiểm tra các mô hình tuyên truyền tiêu biểu về thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc TP Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP năm 2024.
Cụ thể như: mô hình cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; mô hình tuyên truyền Chợ văn minh, an toàn, hiệu quả; mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn.
Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP Hà Nội tại Vườn hoa Ngọc Lâm (quận Long Biên, Hà Nội). Ảnh: Mộc Miên |
Theo đó, kế hoạch kiểm tra việc nâng cao chất lượng thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện quy ước, hương ước; việc xây dựng và nhân rộng các mô hình tiêu biểu trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Công tác kiểm tra, giám sát tại địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đối tượng kiểm tra là UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn, các chợ và di tích thuộc các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn.
Qua đó, nâng cao trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ Nhân dân của các cơ quan thuộc TP Hà Nội; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có nề nếp, ý thức tôn trọng kỷ luật, kỷ cương hành chính tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối, tác phong làm việc; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Thống kê từ năm 2017 đến nay, TP Hà Nội đã phát hành hơn 30.000 sổ tay Quy tắc ứng xử; đăng tải hàng nghìn tin, bài, chuyên trang, chuyên mục về việc thực hiện Quy tắc ứng xử; tổ chức gần 40 cuộc tọa đàm, hội thi về 2 Bộ quy tắc “Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng”.
Ông Trịnh Thanh Phi (sinh sống tại phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm) đánh giá, việc thực hiện Quy tắc ứng xử công cộng tại cộng đồng dân cư đã có nhiều chuyển biến tích cực nhất là việc xây dựng nếp sống ngõ phố văn minh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chưa nhận thức chủ trương của TP, vẫn còn tình trạng thiếu văn minh như đổ rác thải bừa bãi, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè kinh doanh…
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại