Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết vùng trong lĩnh vực công thương
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, UBND các quận, huyện trong hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung-cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, TP. Ảnh: Tuyết Nhi |
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, nhiều năm qua, công tác xúc tiến thương mại đã góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, trong đó có nông lâm thủy sản. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Nhà nước bằng việc kết nối thị trường, tạo liên kết vùng đã dần hình thành các chuỗi cung ứng lớn và bền vững, từ đó giảm thiểu các hiện tượng bếp bênh về thời vụ.
Nhằm đẩy mạnh khai thác các sản phẩm thế mạnh của các địa phương, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô, những năm qua, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại. TP Hà Nội đã triển khai công tác liên kết cung – cầu tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, TP giúp các doanh nghiệp của Hà Nội thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hóa hai chiều.
Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, TP Hà Nội có hơn 10,7 triệu người sinh sống, học tập, làm việc, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn rất lớn. Do đó, việc Hà Nội tích cực phối hợp với các tỉnh, TP triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm tại nhiều sự kiện, hội chợ… đưa sản phẩm, nông sản, đặc sản vùng miền đến với người dân Thủ đô, góp phần bình ổn thị trường hàng hóa.
Mới đây, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa TP Hà Nội và các tỉnh, TP trong lĩnh vực công thương năm 2024.
Theo đó, TP Hà Nội chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các cấp thực hiện có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, thực hiện hiệu quả các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn TP.
Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân Hà Nội và các tỉnh, thành phố nắm bắt tình hình cung - cầu thị trường để chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản thiết yếu, thủy sản, trái cây, sản phẩm OCOP... hướng đến ổn định sản lượng, giảm tình trạng dư cung hoặc thiếu cung về sản phẩm, hạn chế tổn thất cho người nông dân.
Hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa được sản xuất đến người tiêu dùng, các đơn vị phân phối, từng bước chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường nội địa, đẩy mạnh hỗ trợ kết nối với bộ phận thu mua các kênh phân phối nước ngoài.
Bên cạnh đó, chủ động tạo nguồn hàng ổn định, đảm bảo cung - cầu của thị trường Hà Nội trong các dịp lễ, tết, phục vụ công tác phòng chống lụt bão, công tác bình ổn thị trường, ứng phó với tình hình dịch bệnh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ, chế biến sản phẩm hàng hóa dư cung trong trường hợp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh phối hợp, hợp tác trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực công thương nhằm quản lý, hỗ trợ phát triển thị trường trong giai đoạn hiện nay.
TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị chủ động trong phối hợp thực hiện Chương trình nhằm tạo điều kiện để các bên tham gia tìm kiếm cơ hội hợp tác, giao thương, thúc đẩy giao lưu mua bán hàng hóa, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội bền vững giữa TP Hà Nội với các địa phương trên cả nước.
TP Hà Nội cũng chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Sở NN&PTNT tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội và các tỉnh,TP trong cả nước theo Chương trình Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP. Hỗ trợ các tỉnh, TP tổ chức kết nối cung cầu hàng hóa, tiếp cận, đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối trong nước và nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn TP.
Ngoài ra, giới thiệu các doanh nghiệp tham gia các chương trình kết nối giao thương, hội chợ của Hà Nội với các tỉnh, thành phố. Phối hợp tổng hợp, cập nhật yêu cầu về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, trung tâm thương mại để thông tin tới các đơn vị sản xuất, cung ứng hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn để dễ dàng đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối hiện đại…
Bà Trần Thị Phương Lan khẳng định, trong thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp về kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng TP Hà Nội.
Triển khai có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng cường các hoạt động kết nối, giao thương, liên kết vùng…Qua đó, giúp người tiêu dùng Thủ đô có nhiều lựa chọn trong quá trình mua sắm với các sản phẩm an toàn, chất lượng, giá cả hợp lý.
“Thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trong hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, TP. Qua đó, góp phần bình ổn thị trường, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương” - bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.
Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, trong 11 tháng của năm 2023, TP Hà Nội đã tổ chức, tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia khoảng trên 100 sự kiện, hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại tại Hà Nội và các tỉnh. Trong đó, Sở Công Thương Hà Nội duy trì tổ chức khoảng hơn 40 sự kiện, chương trình như tổ chức hoạt động xúc tiến, tiêu thụ nông sản đặc sản các tỉnh, TP về Thủ đô, Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, TP tại Hà Nội. Nhiều sản phẩm OCOP của các tỉnh, TP đã được kết nối đưa vào trên 80 điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP của TP Hà Nội quảng bá, tiêu thụ. |
Liên kết vùng kinh tế vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức | |
Hà Nội: Kết nối các doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến phân phối và tiêu dùng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại