Thứ sáu 22/11/2024 18:43

Hà Nội: 400 phóng viên tìm hiểu về chuyên đề phát triển công nghiệp văn hóa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 14/8, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hoá trong chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”. Tham dự hội nghị có 400 phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí Hà Nội.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hoá trong chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hoá trong chiến lược xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo”

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí Hà Nội đã được nghe PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện Trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam trình bày chuyên đề về công nghiệp văn hoá, Hà Nội TP thiết kế sáng tạo và vai trò của báo chí trong thúc đẩy sự sáng tạo.

Chuyên đề gồm 3 phần: Định vị Hà Nội trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam; Lý giải vì sao Hà Nội gia nhập UCCN ở lĩnh vực thiết kế; Vai trò của truyền thông, báo chí trong phát triển công nghiệp văn hoá, xây dựng thương hiệu thành phố thiết kế sáng tạo.

Hà Nội: 400 phóng viên tìm hiểu về chuyên đề phát triển công nghiệp văn hóa

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương trình bày chuyên đề tại hội nghị.

Ngày 22/2/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Nghị quyết gồm 4 phần: Tình hình; Quan điểm, mục tiêu; Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm; Tổ chức thực hiện.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu chung: Tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, đảm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu.

Tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế của Thủ đô như: Du lịch văn hóa; Nghệ thuật biểu diễn; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Quảng cáo; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Điện ảnh; Thời trang; Âm thực; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Truyền hình và Phát thanh; Xuất bản... phù hợp với thực tiễn Thủ đô và từng giai đoạn cụ thể.

Hà Nội: 400 phóng viên tìm hiểu về chuyên đề phát triển công nghiệp văn hóa

Phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí Hà Nội tham dự hội nghị.

Mục tiêu đến năm 2025: Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP của thành phố. Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp văn hóa có sẵn lợi thế như: Du lịch văn hóa, Thủ công mỹ nghệ, Nghệ thuật biểu diễn, Thiết kế, Ẩm thực, Phần mềm và trò chơi giải trí. Đồng thời, quan tâm phát triển các ngành: Quảng cáo, Kiến trúc, Điện Ảnh; Truyền hình và Phát thanh; Xuất bản; Thời trang .

Mục tiêu đến năm 2030: Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Đóng góp khoảng 8% GRDP của thành phố. Duy trì phát triển ổn định, bền vững các ngành: Du lịch văn hóa, Thủ công mỹ nghệ, Nghệ thuật biểu diễn, Thiết kế, Ẩm thực, Phần mềm và trò chơi giải trí. Đẩy mạnh phát triển các ngành: Quảng cáo, Kiến trúc, Điện Ảnh. Tiếp tục phát triển các ngành: Nhiếp ảnh và triển lãm, Thời trang, Truyền hình và Phát thanh, Xuất bản...

Mục tiêu đến năm 2045: Ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, là tiền đề để xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao. Phấn đấu đóng góp khoảng 10% GRDP của thành phố.

Hà Nội: 400 phóng viên tìm hiểu về chuyên đề phát triển công nghiệp văn hóa

Quang cảnh hội nghị.

Nghị quyết đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về công nghiệp văn hóa. Tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ. Phát triển thị trường công nghiệp văn hoá. Thu hút và hỗ trợ đầu tư. Mở rộng giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế về văn hoá. Tập trung xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu “Thành phố sáng tạo” của UNESCO.

Hà Nội cần đầu tư các di sản văn hóa có tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa
Luật Thủ đô (sửa đổi): Nghiên cứu điều riêng về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Trần Long
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động