Thứ sáu 29/03/2024 22:25

Hà Đông: Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo UBND quận Hà Đông, những năm gần đây, công tác quản lý ATTP ở nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thời gian tới, UBND quận Hà Đông sẽ tập trung triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm quận Hà Đông kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại Công ty CP HANOI FOODS Việt Nam.
Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm quận Hà Đông kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại Công ty CP HANOI FOODS Việt Nam.

Thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn TP Hà Nội và quận Hà Đông đã nỗ lực, đạt được nhiều kết quả trong công tác quản lý ATTP. Tuy nhiên, công tác này hiện đang còn nhiều khó khăn, bất cập. Để giải quyết những bất cập này, trong thời gian tới, quận Hà Đông sẽ tập trung triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Theo đó, quận Hà Đông đề ra mục tiêu tiếp tục triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách, văn bản chỉ đạo trong công tác quản lý an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn quận. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả phù hợp với các quy định của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP Hà Nội.

Hàng năm, 100% Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm từ quận đến các phường được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm. 100% người quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận có kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm. 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cấp giấy chứng nhận.

100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn được kiểm tra, giám sát định kỳ theo kế hoạch. 100% vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quận được báo cáo, điều tra, xử lý kịp thời. Khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận trên địa bàn dưới 27 người dân/năm.

100% thông tin phản ánh về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận được kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm theo quy định. 100% hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm được xử lý theo quy định.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ các sơ sở sản xuất, sơ chế, giết mổ, chế biến thực phẩm áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến theo GAP, HACCP, ISO 22000…; phát triển các chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn chất lượng, minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm, nhất là Luật An toàn thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Khơi dậy và phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp, từng doanh nhân, từng hộ gia đình và từng người dân để bảo đảm an toàn thực phẩm, nhất là trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của UBND quận và UBND các phường, đưa việc bảo đảm an toàn thực phẩm là một tiêu chí xây dựng khu dân cư văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững.

Thúc đẩy công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ứng dụng công nghệ cao và kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn.

Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả mô hình cửa hàng thực phẩm an toàn. Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn các trường học, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của giáo viên và học sinh trên địa bàn quận; thực hiện gắn camera tại khu vực chế biến, bếp ăn, phòng chia đồ, cổng trường, thực hiện lưu trữ mẫu thức ăn theo quy định, thường xuyên kiểm tra, giám sát về chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn, khẩu phần ăn cho học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức phục vụ của các đơn vị.

Chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực, trách nhiệm của các đơn vị cung cấp thực phẩm, cung cấp suất ăn; kiên quyết chấm dứt hợp đồng với các đơn vị thực hiện không đảm bảo. Tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin phản ánh của học sinh, phụ huynh liên quan đến chất lượng bếp ăn tại các trường học.

Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô
Hà Nội quyết liệt đảm bảo an toàn thực phẩm Hà Nội quyết liệt đảm bảo an toàn thực phẩm
Hà Nội: Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các khu du lịch Hà Nội: Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các khu du lịch
Đào Tuyết
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động