Hà Đông: Công tác hòa giải cơ sở đã tác động tích cực đến đời sống xã hội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênVới niềm đam mê hòa giải cùng tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, ông Vũ Trọng Thủy (áo trắng) - Cán bộ tư pháp phường Phúc La, quận Hà Đông - đã tham gia hòa giải thành công nhiều vụ việc ở cơ sở. Ảnh: Văn Biên |
Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông, Luật Hòa giải ở cơ sở được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014. Trong 10 năm qua, UBND quận Hà Đông đã ban hành 42 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đến các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường, nhân dân trên địa bàn quận Hà Đông. Quận Hà Đông đã tổ chức được 900 hội nghị, tọa đàm để triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở tại quận, các phường, các tổ hòa giải ở cơ sở với sự tham gia của trên 15.000 lượt người là cán bộ, công chức công tác tại UBND quận Hà Đông, các phường và đội ngũ hòa giải viên.
UBND quận Hà Đông cho biết, trong 10 năm qua, UBND quận đã chỉ đạo phòng Tư pháp biên soạn, in, cấp phát hàng triệu tờ gấp Tìm hiểu quy định về pháp luật và hơn 300 nghìn tài liệu pháp luật. Cùng với đó, UBND quận cũng biên soạn bộ câu hỏi tìm hiểu pháp luật tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh và Cổng thông tin điện tử quận. Quận Hà Đông cũng đã thành lập đội thi và tham gia cuộc thi “Hòa giải viên giỏi" cấp TP và cấp Cụm thi đua Sở Tư pháp TP Hà Nội.
Bà Cấn Thị Việt Hà – Chủ tịch UBND quận Hà Đông cho biết, hiện nay, toàn quận Hà Đông có 251 Tổ hòa giải, với 1.719 hòa giải viên. Tính đến tháng 10 năm 2023, có 206/251 tổ hòa giải cơ sở đạt danh hiệu “Tổ hòa giải 5 tốt". Các tổ hòa giải ở cơ sở tiếp nhận Trong 10 năm qua, đã có 2.203 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh được các tổ hòa giải tiếp nhận và đã hòa giải thành 1.807 vụ việc (đạt tỷ lệ 82% số vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư).
“Công tác đánh giá “Tổ hòa giải 5 tốt" được UBND quận thực hiện hàng năm theo đúng hướng dẫn. Các Tổ hoà giải thường xuyên được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác hòa giải ở cơ sở” – bà Cấn Thị Việt Hà cho hay.
Theo bà Cấn Thị Việt Hà, để công tác hòa giải đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả, quận Hà Đông đã triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022". Tăng cường tổ chức các hội hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho hòa giải viên cơ sở. UBND quận Hà Đông đã phối hợp với Sở Tư pháp TP Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hoà giải ở cơ sở cho 300 đại biểu là lãnh đạo UBND, Uỷ ban MTTQ các phường, công chức Tư pháp - hộ tịch và đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở trên địa bàn quận về một số nội dung quy định pháp luật có liên quan.
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến". Đến nay, trên địa bàn quận Hà Đông đã có 7.136 lượt người tham dự cuộc thi. Ban tổ chức đã chấm điểm và quyết định khen thưởng 10 tập thể và 36 cá nhân đạt giải trong cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến''. Đồng thời, chọn 20 bài dự thi của thí sinh từ đủ 18 tuổi trở lên và 10 bài dự thi của thí sinh dưới 18 tuổi có điểm thi cao nhất gửi Ban tổ chức cuộc thi TP Hà Nội để chấm chung khảo cuộc thi cấp TP.
Mới đây, UBND quận Hà Đông tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và phát động Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023. Nhân dịp này, UBND quận Hà Đông đã biểu dương khen thưởng 10 tập thể, 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở. Trao 01 giải Nhất, 03 giải Nhì, 03 giải Ba cho các tập thể đạt giải trong cuộc thi xây dựng video clip “Hòa giải viên giỏi". Trao 02 giải Nhất, 03 giải Nhì, 05 giải Ba cho các tập thể đạt giải trong cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến". |
Hoạt động hòa giải ở cơ sở góp phần nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL | |
Lan tỏa mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại