Giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Hỏi: Tôi được biết, vừa có quy định mới về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Xin quý báo cho biết cụ thể về quy định này?
(Nguyễn Hải Bắc, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Trả lời: Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau:
Ngày 25/11/2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Số: 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN.
Theo đó, Điều 3 Thông tư nêu về phạm vi giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực BHXH, BHTN:
Ngành BHXH Việt Nam thực hiện giám định lần đầu, giám định bổ sung và giám định lại về sự tuân thủ quy định pháp luật, quy định của BHXH Việt Nam và của cơ quan có thẩm quyền đối với các nội dung sau:
1. Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác thu các khoản đóng BHXH, BHTN; cấp sổ BHXH; ghi xác nhận, điều chỉnh thông tin tham gia BHXH, BHTN của người lao động trên sổ BHXH.
2. Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu giải quyết hưởng các chế độ BHXH do cơ quan BHXH ban hành theo quy định của Luật BHXH, Luật An toàn, vệ sinh lao động: Quyết định hưởng, điều chỉnh, tạm dừng hưởng, hưởng tiếp, hủy quyết định hưởng, chấm dứt hưởng các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
3. Hồ sơ, chứng từ chi trả các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất; chi trả BHTN.
4. Việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; chi trả BHTN; quy trình thu BHXH, BHTN; truy thu; đôn đốc thu các khoản phải đóng BHXH; cấp, ghi xác nhận trên sổ BHXH; khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH.
5. Các giấy tờ, tài liệu, quy định, quy trình nghiệp vụ do BHXH Việt Nam ban hành, tổ chức thực hiện.
Về quy chuẩn chuyên môn áp dụng trong giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực BHXH, BHTN, Điều 4 quy định:
Quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực BHXH, BHTN là các quy định, nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, thủ tục hồ sơ về BHXH, BHTN được quy định tại:
1. Các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, BHTN và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Các quy định, quyết định hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thuộc thẩm quyền ban hành của BHXH Việt Nam về:
a) Thu BHXH, BHTN, quản lý sổ BHXH;
b) Giải quyết hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và chi trả các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và BHTN;
c) Các văn bản, quy định khác có liên quan.
3. Các quy định, quyết định của BHXH Việt Nam tại khoản 2 Điều này có hiệu lực áp dụng đối với sự kiện pháp lý là đối tượng giám định tư pháp.
Liên quan đến điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện giám định của các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, đơn vị chuyên môn được trưng cầu thực hiện giám định, Điều 5 nêu:
Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, đơn vị chuyên môn được trưng cầu thực hiện giám định đáp ứng đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện giám định sau:
1. Có trụ sở làm việc phù hợp yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức, đơn vị.
2. Có trang thiết bị bảo quản, lưu giữ đối tượng, hồ sơ, tài liệu giám định và trang thiết bị khác đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định pháp luật giám định tư pháp.
Từ 1/1/2023, áp dụng quy trình giám định Bảo hiểm y tế mới | |
Hà Nội ủy quyền giải quyết 3 thủ tục hành chính lĩnh vực giám định tư pháp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại