Giải quyết vấn đề ách tắc ngành y tế không phải quá khó
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐại biểu Nguyễn Lân Hiếu - GĐ BV Đại học Y Hà Nội nêu ý kiến thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội |
Theo ông Nguyễn Lân Hiếu, thuốc, vật tư tiêu hao dự phòng chống dịch đều có hạn sử dụng, cần ra quyết định kết thúc dịch Covid-19 để chuyển nguồn sử dụng trong điều trị bệnh lý khác. Hầu hết các tỉnh đều chi khoản tiền rất lớn để mua các thuốc, trang thiết bị, vật tư để dự phòng. Đến tháng 3/2023 tới thì theo thời gian trung bình, thuốc sẽ hết hạn. Chúng ta cần chuyển nguồn. Đồng thời, nhiều thiết bị hiện đại như máy thở, ECMO, lọc máu, X-quang di động... cần thống kê, phân bổ sử dụng tránh hiện tượng nơi thừa, nơi thiếu.
Theo ông, trong thời gian dịch, nhiều nơi mua dồn rất nhiều máy móc, vật tư và hiện nay không dùng thì hỏng. Do đó, cần phải thống kê lại rồi chia cho các địa phương, các tỉnh miền núi, nhất là miền núi phía Bắc.
Vấn đề mua sắm thuốc men, hóa chất, vật tư tiêu hao trong ngành y tế, ông Hiếu nói, bản thân là GĐ BV trực tiếp đương đầu với khó khăn này, ông thấy việc giải quyết không phải quá khó nhưng cách xử lý còn quá chậm, ảnh hưởng đến sự chăm sóc sức khỏe Nhân dân, có nguy cơ tạo nên hệ lụy khôn lường.
Bởi, việc không mua sắm được dẫn đến các BV không có thuốc, dư luận đẩy cao vấn đề, rồi chính các hãng thuốc sẽ rời khỏi Việt Nam, không tham gia cung cấp trang thiết bị. Hiện nay, trang thiết bị không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới đang vướng mắc vì chiến tranh, ảnh hưởng của dịch. Do đó, cần nhanh chóng sửa chữa những bất cập rõ ràng
Hiện có rất nhiều câu hỏi là trước dịch mua thuốc, vật tư trang thiết bị không vấn đề gì nhưng hết dịch mua lại khó, song điều này không đúng. Trước dịch đã khó rồi mà sau dịch còn khó hơn vì những thông tư, nghị định vừa mới ra đời đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua sắm.
Như Thông tư 14 năm 2020 về đấu thầu trang thiết bị y tế, Nghị định 98 năm 2021 về quản lý trang thiết bị y tế. Ông Hiếu đề xuất, hình thức đấu thầu hóa chất, vật tư hiệu quả nhất lúc này, theo ông là quay lại cái cũ, tức là giao lại trực tiếp cho đơn vị sử dụng chứ không đấu thầu tập trung.Tất cả các nơi đều khó khăn. Bộ khó đằng Bộ, Sở khó đằng Sở nên cần giao lại cho các đơn vị sử dụng trực tiếp đấu thầu, chịu trách nhiệm cá nhân chứ chúng ta lại sợ trách nhiệm, đẩy lên trên. Như vậy không kịp để phục vụ người dân. BV là người sử dụng trực tiếp nên sẽ hiểu rõ nhất nhu cầu, số lượng, chất lượng những mặt hàng cần mua.
Ngoài ra, các Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cần quy định rõ ràng, cụ thể để các BV có tiêu chuẩn, tiêu chí đưa ra trong hồ sơ mời thầu, để lựa chọn được hàng hóa tốt nhất.
Hiện nay, quy định rất chung chung, chủ yếu dùng giá để khống chế nên nhiều khi mua hàng giá rẻ, chất lượng không cao. Các BV đang gặp vấn đề hàng tốt đắt tiền, hàng không tốt bằng sẽ rẻ tiền hơn. Tình trạng hiện nay là nếu đưa vào tiêu chuẩn hồ sơ mời thầu mà rõ ràng quá lại vướng vào thông thầu. Do đó, việc Bộ Kế hoạch - Đầu tư hướng dẫn cụ thể sẽ giúp các BV có thể đấu thầu tốt hơn.
Ông chỉ rõ, Chính phủ cần tuyên bố chuyển giai đoạn chống dịch với các quy định cụ thể để hạn chế tốn kém nguồn lực cũng như sẵn sàng nếu bùng dịch hay dịch khác xuất hiện. Đồng thời các thuốc, vật tư tiêu hao dự phòng đều có hạn sử dụng, do đó cần ra quyết định để chuyển nguồn sử dụng sang điều trị bệnh lý khác... cần thống kê, phân bố sử dụng để tránh hiện tượng nơi thừa, nơi thiếu...
Việc này có nguy cơ tạo hệ lụy khôn lường, trong đó không mua được dẫn đến các BV không có thuốc và có thể khiến các hãng dược rời khỏi Việt Nam, không tham gia cung cấp trang thiết bị. Do đó cần nhanh chóng sửa chữa những bất cập và thực tế trên nhiều diễn đàn đã chỉ rõ các điều cần sửa đổi trong các thông tư, nghị định.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu phân tích, thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cần quy định rõ ràng, cụ thể để các BV có tiêu chuẩn, tiêu chí đưa ra trong hồ sơ mời thầu, để lựa chọn được hàng hóa tốt nhất. Hiện nay quy định còn rất chung chung. Việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cụ thể sẽ giúp các BV có thể đấu thầu tốt hơn. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, gây ra mất uy tín, suy giảm chất lượng của hệ thống y tế. Chúng ta đã có Bộ trưởng Bộ y tế mới nên trong giai đoạn tới cần nhanh chóng từ nay đến cuối năm các thông tư, nghị định phải sửa để ngành yên tâm công tác.
Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu - GĐ BV Đại học Y Hà Nội, khi chuyển sang giai đoạn chống dịch mới, bệnh nhân Covid-19 sẽ được khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế như bệnh lý thông thường. Các BV sẽ chủ động thanh toán, không dùng tiền ngân sách như hiện nay. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại