Ghi nhận trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở Nam Cực
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNguy cơ về cúm gia cầm lây lan tại Nam Cực. (Ảnh: Kaiser) |
Trước đó, các nhà khoa học đã từng lo lắng rằng virus cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI) có thể lan rộng tới Nam Cực, nơi sinh sản quan trọng của nhiều loài chim đặc biệt.
Cơ quan khảo sát Nam Cực tại Anh thông báo rằng họ đã thu thập mẫu bệnh phẩm từ những con chim biển sau khi chúng chết trên đảo Bird ở Nam Gruzia, một lãnh thổ hải ngoại của Anh ở phía Đông Nam Mỹ và phía Bắc của vùng đất chính tại Nam Cực. Kết quả kiểm tra cho thấy tất cả mẫu bệnh phẩm đều dương tính với virus cúm gia cầm.
Cơ quan này đồng thời cho rằng nguồn gốc lây nhiễm có thể từ các loài chim di cư trên đường trở về sau chuyến di cư tới Nam Mỹ, nơi đã ghi nhận số lượng lớn chim nhiễm virus cúm gia cầm.
Chính vì thế, các biện pháp an toàn sinh học đã được tăng cường đối với du khách đến Nam Gruzia và quần đảo Nam Sandwich cùng với việc tạm dừng hoạt động nghiên cứu thực địa khoa học liên quan đến các loài chim sinh sống tại đây.
Dịch cúm gia cầm đã liên tục bùng phát kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1996. Tính đến giữa năm 2021, các đợt bùng phát lớn hơn đã lan rộng tới các khu vực trước đây chưa bị ảnh hưởng, đặc biệt là tại Nam Mỹ, gây tổn thương lớn cho các loài chim hoang dã và hàng triệu gia cầm.
Mặc dù trường hợp nhiễm cúm gia cầm ở người rất hiếm, nhưng những trường hợp này thường xuất phát từ việc tiếp xúc trực tiếp với gia cầm nhiễm virus.
Sự lan truyền ngày càng rộng ra của virus trong các loài động vật có vú cũng đã khiến nỗi lo lắng tăng lên vì có nguy cơ virus có thể biến đổi và dễ lây truyền hơn từ người sang người.
Mùa Thu nóng kỷ lục tại các quốc gia trên toàn cầu | |
Quân đội Mỹ đang đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì | |
Philippines cấm sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quân đội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại