Gạo nếp cực tốt nhưng đại kỵ với 5 nhóm người sau
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet |
Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp
Báo VietNamnet dẫn lời bác sĩ Bùi Thị Yến Nhi - Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh - Cơ sở 3, cho biết, gạo nếp không chỉ là lương thực quan trọng mà còn được ghi nhận như một vị thuốc chữa bệnh.
Về mặt dinh dưỡng, gạo nếp chứa lượng lớn protein, axit amin, chất béo, đường, canxi và các khoáng chất khác (sắt, phospho...), cũng như các nguyên tố vi lượng như vitamin B (B1, B2, B3-niacin) và tinh bột.
Gạo nếp có hàm lượng canxi tương đối cao nên giúp củng cố sự chắc khỏe xương và răng. Vitamin B thúc đẩy sự thèm ăn, tăng cường nuôi dưỡng thần kinh và cải thiện triệu chứng mất ngủ.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, gạo nếp tính ấm, vị ngọt, được xếp vào nhóm thuốc bổ, quy vào kinh phế và tỳ vị. Vì vậy, thích hợp dùng cho người có tình trạng kém ăn, buồn nôn, tiêu chảy do tỳ vị khí hư, hay người dễ ra mồ hôi, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, khó thở do khí hư.
Những người không nên ăn gạo nếp
Người bị tăng cân
Trong 100g gạo nếp có 344 kcal. Do đặc tính dẻo, dính nên ăn đồ nếp nói chung, năng lượng nạp vào cao hơn khi ăn cùng số lượng tương đương với cơm tẻ. Chính vì vậy, ăn nhiều cơm nếp khiến nhiều người bị tăng cân nhanh chóng.
Để tránh tăng cân, ăn uống phải đa dạng bao gồm cả tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo và các khoáng chất. Bữa cơm cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe, vừa cân bằng trọng lượng.
Do xôi nhiều năng lượng, bạn chỉ nên ăn vào bữa sáng hoặc bữa trưa, khi cơ thể còn nhiều hoạt động khác để tiêu hao năng lượng, tránh ăn vào buổi tối.
Bệnh nhân tiểu đường
Gạo nếp sau khi vào dạ dày sẽ nhanh chóng được hấp thụ và chất chứa trong đó là tinh bột. Nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều thì đường huyết sau bữa ăn sẽ tăng nhanh trong thời gian ngắn và không thể kiểm soát được.
Người bị mụn nhọt, vết thương bị mưng mủ
Những người đang có vết thương, bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều). Do vậy, thức ăn có chất dẻo nhiều, khó tiêu càng làm tình trạng nặng thêm.
Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ. Vậy nên tránh ăn đồ nếp, khi vết thương lành có thể ăn uống bình thường.
Người có tiền sử bệnh dạ dày
Gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều bất cứ ai cũng cảm thấy no lâu, khó tiêu, ợ nóng.
Do đó, những người tiền sử bệnh dạ dày không nên sử dụng xôi và các loại đồ nếp khác do nó có thể làm gia tăng tình trạng ợ chua, óc ách, thậm chí gây đau. Nếu xôi có kèm theo các loại dầu mỡ, tiêu, hành, tỏi… sẽ càng khiến bạn khó chịu nhiều hơn.
Người mới phục hồi bệnh
Sau khi khỏi bệnh nặng, cơ thể tương đối yếu, lúc này cần ăn nhiều thức ăn lỏng bổ dưỡng để dạ dày từ từ phục hồi, nếu ăn nhiều thức ăn làm từ gạo nếp thì gánh nặng cho cơ thể, khó tiêu hóa và khiến cơ thể suy nhược hơn.
Trên đây là những người không nên ăn gạo nếp, nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa gạo nếp nhé.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại