Thứ bảy 23/11/2024 08:10

Đừng coi việc sử dụng mạng xã hội là xấu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từ năm 2014 đến nay ít nhất có 5-6 trường hợp tự tử vì nội dung bôi nhọ, tình trạng ném đá tập thể trên mạng xã hội.

Chiều 17-11, Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn.

Đại biểu Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An) nhìn nhận, mặc dù Bộ TT&TT đã có nhiều giải pháp để kiểm soát lượng thông tin xấu, độc hại trên internet và mạng xã hội.

Tuy nhiên, lượng tin giả, tin xuyên tạc, thông tin chống phá chế độ, bôi nhọ lãnh đạo vẫn còn rất nhiều, gây bất an dư luận và ảnh hưởng không tốt đến Đảng và Nhà nước.

“Bộ trưởng có giải pháp đột phá nào để tăng cường công tác quản lý và kiểm soát chặt chẽ thông tin trên mạng xã hội”, đại biểu chất vấn.

Hiện nay có rất nhiều thông tin sai sự thật, thông tin giả mạo, thông tin xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của tổ chức cũng như cá nhân là ý kiến của đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình).

Theo đại biểu, một số thông tin xuyên tạc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước lan tràn trên mạng xã hội, mà các mạng này lại có tên miền là đăng ký ở nước ngoài, cũng như các mạng xã hội như Facebook, Youtube.

“Với vai trò là tư lệnh ngành quản lý thông tin, truyền thông, đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp gì để nhằm ngăn chặn các nội dung độc hại này”, đại biểu Nguyễn Phương Tuấn hỏi.

dung coi viec su dung mang xa hoi la xau
Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn chất vấn Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin ở khu vực. Giới trẻ Việt Nam cũng ứng dụng rất nhanh công nghệ thông tin và sử dụng công nghệ thông tin rất giỏi.

Mạng xã hội, internet ra đời đã mang lại nhiều tiện ích cho con người, làm cho con người xích lại gần nhau, sự giao lưu gần nhau, mọi người cảm thấy rất gần gũi nhau khi tiếp xúc qua mạng xã hội.

Kho kiến thức đồ sộ, khổng lồ của mạng xã hội làm cho chúng ta lúc nào cũng có thể truy cập vào mạng xã hội để tìm kiếm kiến thức và tìm hiểu hiểu biết ở tất cả mọi nơi, mọi lúc.

“Vai trò của mạng xã hội nói riêng và của internet nói chung, chúng ta hoàn toàn không thể phủ nhận và không ai có thể đi ngược lại xu hướng mà phải tiếp cận đến các sự phát triển của mạng xã hội và internet”, Bộ trưởng nói.

Bên cạnh những tiện ích rất lớn đó, Bộ trưởng TT&TT cho biết, những tác hại do mạng xã hội đem lại cũng không phải nhỏ. Đó là những thông tin bôi nhọ, những thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm hại đời tư, kích động bạo lực, khiêu dâm, chia rẽ dân tộc, tôn giáo ngày càng phát triển nhiều hơn. Nhiều người nói rằng mạng xã hội phát triển như vậy thì có nên sử dụng mạng xã hội nữa không?

“Vấn đề chúng ta phải nhìn nhận rõ, ta phải coi mạng xã hội là một phương tiện, một công cụ cho người dùng, như một con đường mà chúng ta đi trên con đường đó. Đừng coi việc sử dụng mạng xã hội là xấu mà phải coi ý thức của người sử dụng mạng xã hội như thế nào là một vấn đề”, Bộ trưởng TT&TT nói.

Tuy nhiên, đáng quan tâm là nếu nói tốt ở trên mạng xã hội thì ít người quan tâm, nhưng một lời lẽ xúc phạm nhau và bất kỳ lý do gì cũng có thể xúc phạm nhau trên mạng xã hội đang là vấn đề nhức nhối. Từ năm 2014 đến nay ít nhất có 5-6 trường hợp tự tử vì nội dung bôi nhọ, tình trạng ném đá tập thể trên mạng xã hội.

Trong thời gian qua, Bộ trưởng TT&TT cho biết cơ quan này đã làm việc với rất nhiều cơ quan liên quan để phối hợp xử lý “tăng cường năng lượng tốt giảm bớt năng lượng xấu và đi đến hạn chế tối đa năng lượng xấu trên mạng xã hội”; tăng cường hoạt động của các mạng xã hội trong nước.

Bộ TT&TT cũng đã làm việc với các mạng xã hội ở nước ngoài, đã gỡ bỏ khoảng gần 5.000 clip ở trên youtube khi những clip đó xâm hại đến lợi ích của Đảng, Nhà nước, Nhân dân.

Đồng thời, thời gian tới sẽ phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương để đẩy mạnh các thông tin ở trên báo chí để đẩy lùi thông tin tiêu cực trên mạng xã hội.

“Chúng ta phải làm thế nào đó chính báo chí phải là hạt nhân dẫn dắt, định hướng thông tin trên mạng xã hội”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói.

Hiện nay, chúng ta có khoảng hơn 300 mạng xã hội trong nước, nhưng người dùng mạng xã hội trong nước rất ít, chủ yếu sử dụng mạng xã hội nước ngoài mà chủ yếu dùng Facebook, Google.

Phương Thảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động