Thứ hai 20/05/2024 12:07

Dự luật an ninh - Sự chuyển hướng chính sách an ninh quân sự của Nhật Bản

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía các đảng đối lập, mới đây Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh nhằm dỡ bỏ lệnh cấm quyền phòng vệ tập thể, mở rộng mức độ tự do hành động quân sự của lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở nước ngoài. Đây có thể được coi là sự chuyển hướng lớn nhất về chính sách an ninh quân sự của Nhật Bản kể từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Hai lần buộc phải biểu quyết vì bất đồng

Hai lần bị buộc phải biểu quyết ngày 15-5-2015, Chính phủ Nhật Bản đã trình lên Ủy ban đặc biệt phụ trách luật pháp về an ninh và hòa bình của Hạ viện dự luật liên quan đến việc cho phép thực hiện quyền phòng vệ tập thể, phòng họp số 1 của Ủy ban đặc biệt dường như ngày nào cũng là trung tâm được dư luận Nhật Bản quan tâm. Trưa 15-7, phòng họp số 1 phát ra đầy những tiếng giận dữ. Sau khi đại diện đảng đối lập kết thúc phần chất vấn cuối cùng, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt thuộc đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, Yasukazu Hamada tuyên bố chấm dứt toàn bộ cuộc tranh luận, biểu quyết về dự luật an ninh, các nghị sỹ đảng đối lập đã xông lên, bao vây chỗ ngồi của Yasukazu Hamada, tìm cách ngăn ông tuyên bố biểu quyết. Nữ nghị sỹ đảng Dân chủ, Kiyomi Tsujimoto vừa đại diện cho đảng này tiến hành phiên chất vấn cuối cùng cũng lao tới chỗ của Yasukazu Hamada, Kiyomi Tsujimoto chắp tay trước ngực nói: “Ngài Chủ tịch, đừng tuyên bố! Tôi xin ngài!” Nhiều nghị sỹ đảng đối lập cũng ra sức tìm cách ngăn cản Yasukazu Hamada tuyên bố biểu quyết. Do microphone bị các nghị sỹ đối lập giấu mất, Yasukazu Hamada đành hét lên tuyên bố kết thúc thảo luận, bắt đầu biểu quyết.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Akinori Eto là người triệu tập cuộc họp của LDP trong ủy ban đặc biệt. Khi Yasukazu Hamada tuyên bố biểu quyết, Akinori Eto ngay lập tức vẫy tay ra hiệu các nghị sỹ LDP và đảng Công minh mới đứng lên ủng hộ. Mặc dù không thể cứu vãn tình hình, các nghị sĩ đối lập vẫn không cam tâm. Họ giương các khẩu hiệu “phản đối các cuộc bỏ phiếu ép buộc” “quyết không đồng ý với chính quyền Shinzo Abe” và bắt đầu đồng thanh hét lên: “Phản đối”, “phản đối”! Sau cuộc bỏ phiếu, các nghị sỹ của đảng cầm quyền lặng lẽ ra khỏi phòng họp số 1. Các nghị sỹ đối lập ném các biểu ngữ lên ghế chủ tịch ủy ban, và cũng lần lượt ra khỏi phòng họp. Kiyomi Tsujimoto và hai nữ nghị sỹ khác cũng miễn cưỡng rời khỏi phòng họp số 1, dường như không muốn tin vào mắt mình rằng dự luật “tồi tệ nhất trong lịch sử” đã vượt qua cửa ải khó khăn nhất.

Tại phiên họp toàn thể của Hạ viện ngày 16-7, trong tình huống các nghị sỹ đối lập đồng loạt ra khỏi hội trường để phản đối dự luật, đảng LDP và đảng Công minh mới kiểm soát Hạ viện một lần nữa buộc phải biểu quyết thông qua dự luật mới. Về lý thuyết, việc xây dựng dự luật an ninh chưa cần Thượng viện xem xét thông qua, và ngay cả khi Thượng viện bác bỏ dự luật, Hạ viện vẫn có thể thông qua hai lần biểu quyết để dự luật chính thức có hiệu lực.

Trong quốc hội, đảng cầm quyền và đảng đối lập giằng co nhau, ngoài quốc hội là những âm thanh phản đối dự luật an ninh của dân chúng. Tối 15-7, sau khi Ủy ban đặc biệt cưỡng chế biểu quyết về dự luật an ninh, 100.000 người đã bao vây quốc hội. Đóng vai trò chính trong buổi tối hôm đó là các nhóm sinh viên phản đối chiến tranh đột ngột nổi lên trong thời kỳ thảo luận dự luật mới.

Nhiều người dân và chính trị gia đối lập phản đối dự luật an ninh mới. Ảnh: TL

Nhiều tiếng nói phản đối

Ngoài sự phản đối của phe đối lập, dự luật an ninh cũng vấp phải sự phản đối của nhiều đối tượng khác. Giáo sư danh dự ĐH Tokyo, Higuchi Yoichi đã phê phán dự luật an ninh. Ông Higuchi chỉ ra rằng nghị quyết về dỡ bỏ lệnh cấm quyền phòng vệ tập thể được thông qua tháng 7-2014 và các dự luật an ninh liên quan được đệ trình lần này đã phủ định lập trường “không được triển khai quyền phòng vệ tập thể theo quy định của điều 9 hiến pháp” được xác lập trong các cuộc tranh luận của quốc hội nhiều năm qua, là một sự xúc phạm đối với các cuộc thảo luận của quốc hội; chính phủ trích dẫn phán quyết Sunagawa làm cơ sở cho việc triển khai quyền phòng vệ tập thể là hợp hiến thực sự và là sự gán ghép khiên cưỡng,cũng là một sự xúc phạm đối với phán quyết của Tòa án tối cao.

Những tiếng nói phản đối còn đến từ các cựu chính trị gia LDP, cựu quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng, các cựu quan chức Cục pháp chế nội các thuộc LDP. Cựu Phó chủ tịch LDP Taku Yamasaki cho rằng nếu dự luật an ninh được thiết lập, sẽ làm cho chính sách an ninh của Nhật Bản có những thay đổi lớn, gây tổn hại nặng nề cho chính sách phát triển hòa bình mà Nhật Bản vẫn kiên trì. Nhật Bản biến từ quốc gia không có chiến tranh thành quốc gia có thể thực hiện sức mạnh quân sự, khả năng có thể dẫn đến những sai lầm lớn về chính sách quốc gia.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Hirohisa Fujii đã trên 80 tuổi bày tỏ quan ngại đối với việc Thủ tướng Shinzo Abe củng cố liên minh quân sự Nhật-Mỹ. Ông chỉ ra rằng trước chiến tranh, Nhật Bản đã ký liên minh quân sự Nhật-Anh và liên minh Nhật-Đức-Italy, kết quả đều là sa lầy vào chiến tranh. Nay ông Shinzo Abe dỡ bỏ lệnh cấm quyền phòng vệ tập thể, cố gắng xây dựng liên minh quân sự Nhật-Mỹ “bình đẳng,” trong khi đặc trưng của liên minh quân sự là tạo ra các kẻ thù giả tưởng. Trong trường hợp này, Trung Quốc chính là kẻ thù giả tưởng của Nhật Bản.

Thủ tướng Shinzo Abe đang đưa Nhật Bản trở lại với các chính sách cứng rắn.

Lo ngại chiến tranh

Dự luật an ninh mới còn được gọi với cái tên thông thường là “Dự luật chiến tranh.” Dự luật này đã gây ra sự lo ngại trong dân chúng, chủ yếu do các nguyên nhân dưới đây:

Trước tiên, dự luật an ninh cung cấp các cơ sở pháp lý nhằm dỡ bỏ lệnh cấm đối với quyền phòng vệ tập thể có dấu hiệu đi ngược lại hiến pháp. Căn cứ theo điều 9 hiến pháp, Nhật Bản từ bỏ sử dụng vũ lực và quyền giao chiến, không được phép có quân đội. Sau này, để tạo cơ sở “hợp pháp” cho sự tồn tại của lực lượng phòng vệ, Chính phủ Nhật Bản các nhiệm kỳ đã giải thích về điều 9 hiến pháp là: Khi Nhật Bản bị tấn công vũ trang trực tiếp, cho phép đáp trả bằng vũ lực ở mức tối thiểu. Theo đó, Nhật Bản đã thiết lập chính sách định hướng “phòng thủ riêng biệt.”

Tuy nhiên, dự luật an ninh của chính quyền Shinzo Abe đã lật ngược khái niệm “phòng thủ riêng biệt,” đề xuất trong trường hợp không bị tấn công cũng có thể thông qua việc sử dụng quyền phòng vệ tập thể để sử dụng vũ lực, thậm chí tham chiến ở nước ngoài. Cơ sở pháp lý của dự luật an ninh dựa vào một nghị quyết về việc dỡ bỏ lệnh cấm đối với quyền phòng vệ tập thể được chính quyền Shinzo Abe thông qua vào tháng 7-2014, nghị quyết này được ban hành là bởi vì Chính quyền Shinzo Abe đã phủ nhận giải thích của hiến pháp về vấn đề quyền phòng vệ tập thể của nội các nhiệm kỳ trước.

Thứ hai, dự luật an ninh làm gia tăng nguy cơ Nhật Bản bị cuốn vào hoặc chủ động tham gia các cuộc chiến tranh. Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố sau khi dỡ bỏ lệnh cấm đối với quyền phòng vệ tập thể, lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ có thể thực hiện các hành động hỗ trợ quân sự như hộ tống tàu chiến Mỹ, thông qua việc tăng cường liên minh Nhật – Mỹ để nâng cao khả năng kiềm chế các nước khác, bằng cách đó tránh được nguy cơ chiến tranh. Song cựu viện trưởng Viện nghiên cứu phòng vệ Nhật Bản Yanagisawa lại chỉ ra hậu quả có thể xảy ra từ việc lực lượng phòng vệ Nhật Bản hộ tống tàu chiến Mỹ: Nhật Bản vì vậy sẽ bị xem là nước thù địch, từ đó dẫn đến nguy cơ bị tấn công hay chiến tranh.

Sự lo lắng đối với việc Nhật Bản sửa đổi chính sách an ninh, trên thực tế đã phản ánh vòng tuần hoàn ác tính của tư duy “được mất ngang nhau” trong sự tác động giữa ba bên Trung-Mỹ-Nhật. Nhật Bản lo ngại liên minh Nhật-Mỹ không còn đáng tin cậy, nên phải thể hiện tư thế tự chủ để lôi kéo Mỹ cùng kiềm chế Trung Quốc. Còn Mỹ thì lo ngại Nhật Bản có thể không nghe theo mình, khiến cho quan hệ Nhật-Mỹ bị tổn hại, nên cần phải thể hiện sự ủng hộ với Nhật Bản để bảo vệ sự tin cậy của liên minh, mặt khác cần phải xem xét để không làm cho Trung Quốc tức giận. Trung Quốc lo ngại liên minh Mỹ-Nhật sẽ phát triển theo hướng chống lại Trung Quốc, hoặc khiến cho Nhật Bản thoát khỏi sự ràng buộc. Trạng thái này vốn không bền vững, hơn nữa đối với cả ba nước Trung-Mỹ-Nhật, giá thành chiến lược đều rất cao, điều mà Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản cần không phải là sự cân bằng về sức mạnh quân sự, mà là sự tái cân bằng về nhận thức chiến lược của nhau.

Minh Tâm

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Trực thăng chở Tổng thống Iran gặp tai nạn

Trực thăng chở Tổng thống Iran gặp tai nạn

Ngày 19/5, máy bay trực thăng chở Tổng thống Iran - Ebrahim Raisi cùng các quan chức cấp cao nước này đã gặp tai nạn trên đường trở về thủ đô Tehran, tình hình thời tiết xấu cũng làm phức tạp các nỗ lực cứu hộ sau đó.
Va chạm tàu thuyền khiến 7 người chết và mất tích

Va chạm tàu thuyền khiến 7 người chết và mất tích

Ngày 19/5, cảnh sát Hungary cho biết ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 5 người mất tích sau một vụ nghi là va chạm tàu thuyền xảy ra trên sông Danube, phía Bắc thủ đô Budapest, một ngày trước đó.
Xe buýt bốc cháy trên cao tốc khiến 9 người tử vong

Xe buýt bốc cháy trên cao tốc khiến 9 người tử vong

Ngày 17/5, ít nhất 9 người, trong đó có 6 phụ nữ, đã thiệt mạng và 15 người khác bị bỏng trong một vụ cháy xe buýt ở bang Haryana, miền Bắc Ấn Độ.
NATO khó có thể đưa quân đến Ukraine

NATO khó có thể đưa quân đến Ukraine

Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang xem xét tới việc đưa quân đến Ukraine để hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga tuy nhiên nhiều nhận định cho rằng khả năng này là tương đối thấp.
ECB cảnh báo mức nợ cao khiến châu Âu có nguy cơ gặp cú sốc bất lợi

ECB cảnh báo mức nợ cao khiến châu Âu có nguy cơ gặp cú sốc bất lợi

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng các quốc gia châu Âu đang "dễ bị tổn thương trước những cú sốc bất lợi" do căng thẳng địa chính trị và lãi suất cao liên tục nếu không tiếp tục giảm nợ công.
Mỹ phê chuẩn thuốc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối

Mỹ phê chuẩn thuốc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab (Imdelltra) cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối.
Toàn bộ đồng tiền xu ở Australia sẽ được đúc hình ảnh Vua Charles III

Toàn bộ đồng tiền xu ở Australia sẽ được đúc hình ảnh Vua Charles III

Tất cả các đồng tiền xu ở Australia sẽ được đúc hình ảnh của Vua Charles III thay cho hình ảnh của Nữ hoàng Elizabeth II.
Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Chính phủ Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn tuyển sinh quốc tế nhằm cải thiện chất lượng giáo dục.
Nga duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 79 năm chiến thắng phát xít

Nga duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 79 năm chiến thắng phát xít

Hơn 9.000 binh sĩ Nga cùng hàng chục xe tăng và máy bay chiến đấu đã tham gia lễ duyệt binh truyền thống tại Quảng trường Đỏ, Moscow, nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng 9/5.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động