Thứ bảy 23/11/2024 08:35

Du khách nô nức trẩy hội Đền Thính

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đã thành thông lệ, mỗi dịp xuân về, từ ngày mùng 6 đến 20 tháng Giêng, nhiều du khách tại các địa phương trên địa bàn Vĩnh Phúc và các vùng lân cận lại nô nức kéo về xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc tham dự lễ hội Đền Bắc Cung (Đền Thính).
Du khách nô nức trẩy hội Đền Thính
Đông đảo du khách tham gia lễ hội Đền Bắc Cung tại huyện Yên Lạc - Vĩnh Phúc

Lễ hội Đền Thính xuân Quý Mão chính thức khai hội ngày 27/1 (tức mùng 6 tháng Giêng) sau mấy năm gián đoạn vì Covid-19, du khách tham gia trẩy hội dịp này rất đông, tạo nên không khí vui xuân tưng bừng phấn khởi.

Du khách nô nức trẩy hội Đền Thính
Lễ hội Đền Bắc Cung diễn ra từ ngày 6 tháng Giêng đến hết ngày 20 tháng Giêng năm Quý Mão 2023.

Đền Bắc Cung (còn gọi là Đền Thính), thờ Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh), con rể của vua Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18), người cùng các lạc hầu, lạc tướng có công giúp dân chiến thắng thiên tai bão lũ, đồng thời ngăn chặn ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi nước Văn Lang.

Du khách nô nức trẩy hội Đền Thính
Các bô lão địa phương thực hành nghi thức tế lễ tại Đền Bắc Cung

Tưởng nhớ công ơn, người đời sau đã lập đền thờ Tản Viên Sơn Thánh, thuộc địa phận xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. Mỗi dịp xuân về, đông đảo du khách thập phương lại nô nức kéo về trẩy hội vui xuân, tưởng nhớ công lao của tiền nhân, cầu một năm mới bình an, ấm no hạnh phúc.

Du khách nô nức trẩy hội Đền Thính
Phần hội với nhiều trò chơi dân gian, và các môn thi đấu thể thao dân gian đã thu hút sự quan tâm của du khách

Theo Thần phả truyền lại, Đức Thánh Tản (dân gian gọi là Sơn Tinh) khi đi ngang qua vùng Tam Hồng, người đã cho quân nghỉ chân, dạy dân trồng lúa, đánh cá… đặc biệt đã hướng dẫn người dân làm thịt thính. Sau khi rời bước, dân làng kéo tới nơi Đức Thánh Tản nghỉ chân nhận thấy ở đó còn sót lại một số gói thính, nên sau này nhằm tưởng nhớ công ơn của người, dân làng đã lập đền thờ, dân gian gọi là Đền Thính. Vào năm 1992, Đền Thính được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hoá.

Được biết, lễ hội Đền Thính xuân Quý Mão 2023 gồm hai phần chính, trong đó, phần lễ là các hoạt động tế lễ và rước kiệu từ đình các làng truyền thống trong xã về Đền Bắc Cung; phần hội có các trò chơi dân gian, các môn thi đấu thể thao như kéo co, vật dân tộc...

Dân tình rần rần rủ nhau du xuân, chơi Tết tại các điểm đến “lạ mà quen” này
Tưng bừng khai hội kỷ niệm 234 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Khai mạc lễ hội đền Cổ Loa
Sỹ Hào
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động