Đổi mới việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Theo kế hoạch, từ năm 2021 đến hết năm 2025, UBND thành phố triển khai 4 nhóm nhiệm vụ để thực hiện nội dung trên.
Trong đó, năm 2021, hoàn thành số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 30%, 20% và 15% đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố, cấp huyện và cấp xã, bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Năm 2022, hoàn thành số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố, cấp huyện, cấp xã tăng tối thiểu 20% so với năm 2021.
Năm 2023-2025, tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công mỗi năm tăng thêm 20% đối với mỗi cấp hành chính; bảo đảm đạt tỷ lệ 100% trước năm 2025.
UBND thành phố Hà Nội đặt mục tiêu: Năm 2021, tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại 100% bộ phận “một cửa” các sở, ban, ngành;
Năm 2022, thực hiện nhiệm vụ trên tại bộ phận “một cửa” thuộc 12 quận, 1 thị xã (Sơn Tây), 2 huyện (Gia Lâm, Hoài Đức) và 100% bộ phận “một cửa” cấp xã của các đơn vị nêu trên;
Giai đoạn 2023-2025, tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” cấp huyện và cấp xã các đơn vị còn lại bảo đảm đạt 100% trước năm 2025.
Đối với việc thực hiện các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của bộ phận “một cửa” các cấp phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tiễn, UBND thành phố đặt mục tiêu, năm 2022, giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp tại bộ phận “một cửa” xuống trung bình còn tối đa 30 phút/lần đến giao dịch.
Năm 2023-2025 sẽ tăng năng suất lao động trung bình trong việc giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xã hội hóa một số công việc trong quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Cụ thể, năng suất tiếp nhận hồ sơ trung bình của 1 nhân sự trực tại bộ phận “một cửa” trong 1 năm lên mức tối thiểu là 1.800 hồ sơ; giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp xuống trung bình còn tối đa 15 phút/lượt giao dịch; thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ tối thiểu là 30 phút/hồ sơ vào năm 2025…
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại