Doanh nghiệp bất động sản và người mua được gỡ khó?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%, DN BĐS và người mua được gỡ khó? |
Gỡ khó khăn về tín dụng BĐS để hạn chế “tín dụng đen”
Vừa qua, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 10/NQ-CP yêu cầu ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 31/2022/NĐ-CP trong tháng 2/2023 để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền cho điều chuyển phần dự toán không sử dụng hết sang các nhiệm vụ chi hoặc hình thức hỗ trợ phù hợp khác.
Nghị quyết giao NHNN Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
Khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay; bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; Điều hành tỷ giá phù hợp; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng, kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro: Tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng BĐS đối với các DN BĐS và người mua theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27 tháng 1 năm 2023.
Trước đó, ngày 27/1/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Quý Mão 2023, trong đó có nêu rõ: “NHNN Việt Nam chủ động theo dõi sát tình hình, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá và các chính sách khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Chủ động bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng nguồn vốn tín dụng vào các động lực tăng trưởng, phát triển sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo Chủ trương của Chính phủ; rà soát, có biện pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn về tín dụng BĐS đối với cả DN BĐS và người mua, thúc đẩy phát triển các dự án BĐS hiệu quả, cơ cấu lại và phát triển thị trường BĐS, xử lý nợ xấu, trái phiếu DN BĐS, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân…; tạo điều kiện để người dân, DN tiếp cận tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”… ”.
Để thực hiện các giải pháp tín dụng nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS trên cơ sở đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, ngày 8/2, NHNN Việt Nam đã tổ chức Hội nghị về tín dụng BĐS với sự tham gia của các DN BĐS, các ngân hàng thương mại, các Hiệp hội DN và Hiệp hội ngân hàng, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Qua đó, các DN BĐS (là người đi vay) đã đưa ra 17 kiến nghị trong đó có những đề nghị như: Xem xét về thời hạn trả nợ, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo; Tăng room tín dụng cho lĩnh vực BĐS; Tháo gỡ khó khăn về vốn để xây dựng nhà ở xã hội; Có chính sách riêng về tín dụng đối với cho BĐS du lịch; Cho vay với thời hạn dài hơn thời gian thực hiện dự án; Miễn, giảm lãi phí; Nghiên cứu 1 gói tín dụng cho vay nhà ở tương tự như gói tín dụng 30.000 tỷ đồng thực hiện từ năm 2013,….
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN chưa có văn bản, phát ngôn nào về việc siết chặt tín dụng BĐS.
“Trong năm 2022, ngành Ngân hàng đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, qua đó đóng góp tích cực vào các thành quả nổi bật của nền kinh tế. Theo đó, lạm phát năm 2022 được kiểm soát theo mục tiêu đề ra (CPI bình quân cả năm là 3,15%); tăng trưởng GDP đạt 8,02% - đây là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Đáng chú ý, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia cho Việt Nam. Nhờ đó, niềm tin của nhà đầu tư, DN và người dân vào môi trường kinh doanh và triển vọng kinh tế tiếp tục được giữ vững...
Không có trái phiếu thì nguồn vốn trung, dài hạn cho BĐS sẽ gặp khó?
Theo phân khúc dư nợ cho nhu cầu nhà ở chiếm 62,19%, quyền sử dụng đất chiếm 20,66%, khu công nghiệp và khu chế xuất 2,67%, nhà ở nhà hội 0,71%, khác là 13,77%. Như vậy, có thể thấy hiện nay các TCTD vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực BĐS với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn. Đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi thì được TCTD cho vay theo đúng quy định.
Vừa qua, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương sớm hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu DN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu DN ra thị trường quốc tế trước ngày 10/2/2023.
Bên cạnh đó, khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu DN, nhất là trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2023, chủ động có biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền các biện pháp phù hợp trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” theo đúng quy định pháp luật để bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
Nhìn nhận về bức tranh về thị trường trái phiếu DN hiện nay và đặc biệt là thị trường trái phiếu BĐS, TS. Võ Trí Thành -Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho rằng: Trong thời gian gần đây nếu không có trái phiếu DN thì thị trường BĐS khó khăn hơn rất nhiều.
Riêng năm 2021, phát hành trái phiếu DN vượt quá tín dụng mới cho vay trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng thương mại. Không có trái phiếu DN thì nguồn vốn trung dài hạn cho các DN nói chung và BĐS nói riêng sẽ gặp khó. Các tầng lớp thu hút trái phiếu này đều là những khâu quan trọng: Thứ nhất là Ngân hàng thương mại, thứ hai là BĐS và thứ ba là năng lượng, đặc biệt là chuyển dịch năng lượng tái tạo.
“Chúng ta phải coi thị trường trái phiếu DN là một phần hữu cơ của thị trường vốn mà Việt Nam thực sự mong muốn phát triển. Đó là thông điệp của Việt Nam gửi đến thế giới, đặc biệt là giới DN”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Theo số liệu thống kê mới nhất, dư nợ tín dụng BĐS đến cuối năm 2022 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24,27% so với cuối năm 2021 là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, cao nhất trong 5 năm qua. Trong đó chủ yếu tập trung vào nhu cầu tiêu dùng, tự sử dụng: Kinh doanh BĐS tăng 11,5% chiếm tỷ trọng 31,28%; dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng tăng 31,1% chiếm tỷ trọng 68,72%. |
Hơn 80% trái phiếu bất động sản Việt Nam thuộc nhóm doanh nghiệp “sức khỏe yếu” | |
Bất động sản quý 1/2023 sẽ ít biến động và khó xảy ra các tình huống mang tính “đột biến”? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại