Diễn biến thị trường năm 2024 và dự báo 2025
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2024 và dự báo năm 2025. Ảnh: NS |
Bên cạnh đó, nền kinh tế còn phải đối mặt với nhiều thách thức từ các các cuộc xung đột địa chính trị tại Ukraine và Trung Đông, xu hướng gia tăng giá cước vận tải, và đặc biệt là sự mạnh lên của đồng USD trên thị trường thế giới gây áp lực lớn đến tỷ giá, lãi suất và lạm phát tại Việt Nam.
Việt Nam thành công trong việc kiểm soát lạm phát
Từ Quý II/2024, bức tranh kinh tế đã dần sáng hơn. Sự phục hồi ấn tượng của xuất khẩu và sản suất công nghiệp đã giúp tăng trưởng GDP các quý sau có xu hướng cao hơn so với quý trước. Trong khi đó, lạm phát so với cùng kỳ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh ở mức 4,45% vào tháng 5/2024.
Kết quả, đến cuối năm 2024 Việt Nam đã đạt được mục tiêu kép với tăng trưởng GDP đạt mức 7,09% (vượt mục tiêu 6 – 6,5%), còn CPI trung bình chỉ tăng 3,63% so với năm trước, thấp hơn rất nhiều mức mục tiêu được Quốc Hội thông qua là 4 - 4,5%. Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%.
Những kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát cho thấy các chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá của Chính phủ đang được điều hành đúng hướng và hiệu quả.
Trong năm 2025, nền kinh tế thế giới được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định ở mức 3,2%, còn Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo giá các hàng hóa đầu vào sẽ giảm nhẹ. Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5 – 7% trong năm 2025.
Mặc dù vậy, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu do tình trạng lãi suất cao kéo dài vẫn chưa thể loại bỏ. Ngoài ra, khả năng đồng USD tăng giá do tăng trưởng yếu tại EU, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn hiện hữu. Đây là những rủi ro không nhỏ đối với việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam trong thời gian tới.
Tại hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2024 và dự báo năm 2025 do Học viện Tài chính và Cục quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức mới đây, các chuyên gia đã có những phân tích để có thể nhận biết được bức tranh toàn cảnh và sâu sắc về thị trường, giá cả tại Việt Nam, cuộc Hội thảo này được tổ chức nhằm phân tích rõ hơn diễn biến, những nguyên nhân chủ yếu tạo nên bức tranh thị trường giá cả trong năm 2024 - 2025 và đề xuất các giải pháp. Bên cạnh các yếu tố cơ bản như tăng trưởng GDP, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa đầu vào...
Diễn biến kinh tế năm 2025 sẽ theo hướng nào?
Ông Phạm Minh Thụy - Viện Kinh tế - Tài chính dự báo, CPI bình quân năm 2025 so với năm 2024 sẽ tăng ở mức từ 3,2% - 3,8%. Lý do chính là bởi: giá bình quân các loại hàng hóa trên thị trường thế giới năm 2025 có thể sẽ giảm từ 3,0 – 5,0% so với năm 2024 (trong đó giá dầu thô có thể giảm từ 4-8%); kinh tế thế giới có thể có những bất ổn, khó lường; ở Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ điều chỉnh giá một số mặt hàng nhà nước quản lý theo lộ trình đã định trước (giá điện, y tế, giáo dục, các hàng hoá gây tác động xấu tới môi trường...)...
ThS. Vũ Thị Đào - Viện Kinh tế - Tài chính cho biết, năm 2024 giá vàng trong nước và thế giới đều biến động mạnh. Có thời điểm, giá vàng SJC đã đạt mốc cao nhất lịch sử là 92 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng trên thế giới đạt đỉnh cao kỷ lục gần 2.790 USD/ounce.
Nguyên nhân chính là do chính sách nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới, căng thẳng địa chính trị và nhu cầu mua vàng như một tài sản bảo đảm an toàn trước lo ngại lạm phát ở mức cao. Tác giả khuyến nghị, Nhà nước cần dỡ bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng, đơn giản hóa chính sách nhập khẩu vàng nguyên liệu; xây dựng cơ chế pháp lý cho sàn vàng, sở giao dịch vàng; tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN trong nước…
ThS. Lương Thị Hồng Hạnh - Viện Kinh tế - Tài chính đánh giá, năm 2024 Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và qua đó giúp kiềm chế lạm phát. Năm 2025, những nguyên nhân làm tăng giảm CPI có thể đến từ việc Nhà nước điều chỉnh lương cơ bản, tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện theo lộ trình… Dự báo trong năm 2025, chỉ tiêu CPI tăng khoảng 4,5% do Quốc hội đề ra là hoàn toàn có thể thực hiện được.
ThS. Đinh Lê Hạnh - Chủ tịch Tập đoàn Đinh Lê đánh giá, DN nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm trên 97% tổng số DN của cả nước và là lực lượng đóng góp rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hầu hết các DNNVV có nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng, nhưng dư nợ vay vốn ngân hàng của DNNVV vẫn còn thấp.
Trong giai đoạn từ năm 2016-2023, tổng dư nợ cho vay các DNNVV có xu hướng tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng cho vay DNNVV trong cho vay toàn nền kinh tế có xu hướng giảm. Diễn biến này cho thấy thời gian qua nguồn vốn tín dụng ngân hàng chưa thực hiện được tư tưởng chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ, giúp cho DNNVV phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Bài viết đã khuyến nghị một số giải pháp hỗ trợ DNNVV tiếp cận tín dụng đạt hiệu quả cao hơn.
Hiến kế giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn tạo đột phá tăng trưởng | |
Kinh tế Hà Nội vững đà tăng trưởng năm 2025 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại