Thứ hai 25/11/2024 10:20

ĐHQG Hà Nội điều chỉnh lịch thi đánh giá năng lực năm 2021

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ĐHQG Hà Nội vừa cho biết sẽ điều chỉnh lịch thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021.
ĐHQG Hà Nội: Số lượng đăng ký dự tuyển sau đại học năm 2020 tăng mạnh
Thành lập Trường ĐH Y Dược là thành viên của ĐHQG Hà Nội
ĐHQG Hà Nội được xếp hạng 1059 các đại học tốt nhất toàn cầu về học thuật
ĐHQG Hà Nội điều chỉnh lịch thi đánh giá năng lực năm 2021
ĐHQG Hà Nội sẽ điều chỉnh kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021. Ảnh: Khôi Nguyên.

Thông tin từ Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội cho biết, căn cứ diễn biến nhanh và phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 trong cả nước; đề xuất của thường trực Hội đồng thi đánh giá năng lực học sinh THPT năm 2021, để đảm bảo an toàn về sức khỏe thí sinh, cán bộ tham gia công tác tổ chức thi đánh giá năng lực, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội thông báo điều chỉnh kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực học sinh THPT như sau:

STT

Mã đợt thi

Ngày thi đã công bố trước đây

Ngày thi điều chỉnh (dự kiến)

Ghi chú

1

211

08 - 09/5/2021

29 - 30/5/2021

Cuối tuần

2

212

15 - 16/5/2021

05 - 06/6/2021

Cuối tuần

3

-

-

12-13/6/2021

Dự phòng cho đợt 211 và 212

4

213

05 - 06/6/2021

26 - 27/6/2021

Cuối tuần

5

214

12 -13/6/2021

29 - 30/6/2021

Thứ 3, 4

6

215

10 - 11/7/2021

10 - 11/7/2017

Không đổi

7

216

24 - 25/7/2021

17 - 18/7/2021

Cuối tuần

8

-

-

24/7 - 25/7/2021

Dự phòng cho đợt 214 - 216

Lịch đăng ký dự thi cho các đợt 214 - 216 bắt đầu thực hiện từ 8g ngày 4-6-2021.

Căn cứ vào diễn biến phòng chống dịch bệnh Coivid-19 mà lịch thi có thể điều chỉnh mới. Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội sẽ gửi Giấy báo dự thi cho thí sinh trước 3 ngày dự thi chính thức. Thí sinh thường xuyên theo dõi và cập nhật, tra cứu thông tin dự thi trên website của ĐHQG Hà Nội để biết thêm chi tiết.

Hiện tại, ĐHQG Hà Nội đã công bố đề mẫu thi đánh giá năng lực năm 2021. Theo đó, đề thi gồm có tổng số 150 câu tương ứng với 150 điểm, tổng thời gian làm bài là 195 phút với ba phần thi là Tư duy định lượng – Toán học (50 câu hỏi, thời gian làm bài 75 phút), Tư duy định tính – Ngữ văn (50 câu hỏi, thời gian làm bài 60 phút) và Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Phó Trưởng Ban Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội, bài thi đánh giá năng lực nhằm đánh giá ba nhóm năng lực chính, kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh tích lũy trong quá trình học tập.

Các câu hỏi được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao, có câu hỏi vận dụng ở mức độ trung bình đến khó. Do đó, học lệch hay học tủ, thậm chí “học gạo” không phải là cách tốt nhất để đạt điểm thi cao. Cách thức đơn giản nhất là thí sinh hãy dành thời gian làm bài thi tham khảo trước ngày đăng ký dự thi.

Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội tổ chức nhiều đợt thi trong năm nên thí sinh có thể chọn ngày thi, ca thi, từ ngày mở đăng ký 1-4. Sau khi hoàn tất các bước đăng ký dự thi, học sinh làm bài thi tham khảo, cân đối thời gian hợp lý cho từng phần thi.

"Trước ngày thi, các em hãy giữ gìn sức khỏe, ôn tập các phần kiến thức chuyên môn chưa làm tốt ở các đề thi tham khảo. Thí sinh cũng cần kiểm tra lại địa điểm thi, ngày thi, giờ thi trên tài khoản cá nhân tại www.khaothi.vnu.edu.vn hoặc kiểm tra hộp thư điện tử để nhận các thông báo mới (nếu có) từ Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội", GS Thảo nhấn mạnh.

Khôi Nguyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động