Thứ năm 09/05/2024 08:51

Đề xuất 2 phương án về quy định cấm lái xe khi có nồng độ cồn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 15/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp thứ 31, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong đó có quy định về xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo tại phiên họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết trong quá trình thẩm tra vẫn còn nhiều loại ý kiến liên quan việc cấm lái xe khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Loại ý kiến thứ nhất: nhất trí với dự thảo Luật là cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Quy định này đã được thực tiễn kiểm nghiệm và phát huy kết quả tốt. Số vụ tai nạn liên quan đến rượu bia giảm, điều này chứng tỏ hiệu quả của việc cấm hành vi lái xe khi say rượu.

Cấm hành vi này có mục đích phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do việc sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông. Việc thực hiện quy định này cũng đã hình thành một văn hóa "đã uống rượu, bia không lái xe" trong cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề về việc phát hiện nồng độ cồn nội sinh qua hơi thở vẫn còn thiếu căn cứ rõ ràng, có thể cần kiểm tra lại thông qua xét nghiệm máu để đảm bảo tính chính xác trong quá trình xử lý.

Loại ý kiến thứ hai: đề nghị cân nhắc quy định trên và cần có báo cáo đánh giá, tổng kết, cơ sở khoa học để đưa ra mức giới hạn thấp nhất. Mặc dù việc đề xuất mức giới hạn thấp nhất có thể đáp ứng nhu cầu của một số người dùng rượu, bia và không ảnh hưởng đến ngành công nghiệp rượu bia, nhưng cũng có nhược điểm của nó. Mức giới hạn thấp nhất có thể gây ra việc tăng số vụ tai nạn giao thông do sự cảnh báo không đủ mạnh mẽ hoặc do người lái xe không nhận ra họ đã vượt quá giới hạn. Đồng thời, việc áp dụng mức giới hạn này cũng khó bảo đảm tính khả thi, đặc biệt đối với những người sử dụng rượu, bia không biết chính xác lúc nào nồng độ cồn trong cơ thể đạt đến mức giới hạn.

Căn cứ ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổng hợp và đề xuất 2 phương án sau:

Phương án 1: quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (kế thừa theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ).

Phương án 2: quy định như Luật GTĐB năm 2008 là cấm: "Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở". Đồng thời, phải sửa đổi quy định liên quan tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với đề xuất của Chính phủ và đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn Phương án 1 để báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục kế thừa quy định hiện hành để bảo vệ được nhiều tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân, bảo vệ nguồn lực cho xã hội.

Bộ Công an: cần cấm tuyệt đối nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện giao thông Bộ Công an: cần cấm tuyệt đối nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện giao thông
HP (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động