Thứ hai 16/09/2024 19:38
Quốc hội thảo luận về Dự án Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Đề nghị cân nhắc việc sửa đổi các giới hạn cấp tín dụng.

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 05/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp toàn thể hội trường, nghe trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng còn nhiều nội dung quan trọng, cốt lõi của dự án Luật nhưng chưa đủ cụ thể, chưa phù hợp cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Vì vậy, Ủy ban Kinh tế báo cáo Quốc hội xem xét, cân nhắc thông qua dự án luật theo quy trình 3 kỳ họp.
Đề nghị cân nhắc việc sửa đổi các giới hạn cấp tín dụng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp

Về ngân sách chính sách, dự thảo Luật cơ bản kế thừa quy định về ngân hàng chính sách tại Luật hiện hành, theo đó, quy định ngân hàng chính sách là loại hình tổ chức tín dụng thuộc phạm vi điều chỉnh. Ủy ban Kinh tế đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các nguyên tắc như mục tiêu, mô hình hoạt động, quản trị, điều hành, cơ chế quản lý tài chính, các chỉ tiêu an toàn vốn, tổ chức lại, giải thể... để Chính phủ có cơ sở quy định chi tiết; bổ sung, hoàn thiện các quy định theo hướng luật hóa các quy định đã được áp dụng ổn định, đã được kiểm nghiệm thực tiễn; rà soát các quy định tại các luật có liên quan, bảo đảm không vướng mắc và đủ căn cứ pháp lý khi triển khai thực hiện. Đồng thời, cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước; việc xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc gặp khó khăn về thanh khoản. Trong dài hạn, cần nghiên cứu xây dựng luật riêng điều chỉnh loại hình ngân hàng chính sách, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ.

Điều chỉnh tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng

So với Luật hiện hành, dự thảo Luật có điều chỉnh tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan tương ứng từ không được vượt quá 15% và 25% xuống còn 10% và 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tương tự giảm từ 25% và 50% xuống còn 15% và 25% đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Tại Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo tổng kết thi hành Luật Các tổ chức tín dụng có nêu lý do giảm giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng nhằm giảm mức độ tập trung rủi ro tín dụng và hạn chế sở hữu chéo, tuy nhiên Tờ trình và Báo cáo chưa nêu rõ thực trạng cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng cũng như các rủi ro chủ yếu hiện nay, cũng như chưa thuyết minh việc đề xuất các tỷ lệ thay thế tỷ lệ tại Luật hiện hành. Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị cân nhắc việc sửa đổi các giới hạn cấp tín dụng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, việc giảm tổng mức dư nợ cấp tín dụng sẽ tác động ngay đến nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự là kênh huy động vốn ổn định cho nền kinh tế và còn nhiều rủi ro. Quy định này có thể tác động tiêu cực đến thu hút FDI của Việt Nam do giảm khả năng vay trong nước. Việc mở rộng định nghĩa về người có liên quan đồng thời với việc thu hẹp tổng mức tín dụng được cấp cho một khách hàng và người có liên quan sẽ gây tác động bất lợi kép cho cả khách hàng và ngân hàng. Trường hợp vay hợp vốn hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ sẽ mất thêm nhiều thời gian, thủ tục hơn do giới hạn cấp tín dụng thu hẹp hơn so với Luật hiện hành. Thông lệ quốc tế đều quy định ở mức tỷ lệ cao hơn (khoảng 25%) so với quy định tại dự thảo Luật.

Tăng cường chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng gắn với trách nhiệm người đứng đầu:

Về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, Ủy ban Kinh tế thấy rằng quy định tại dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở một số quy định tại Nghị quyết số 42 đã được kiểm nghiệm trên thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý nhằm xử lý nhanh nợ xấu, khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế. Tuy nhiên, Nghị quyết số 42 là nghị quyết thí điểm được ban hành trong bối cảnh nợ xấu cao, phức tạp và tập trung trong một thời gian nhất định.

Vì vậy, việc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 42 cần được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, đặt trong bối cảnh các quy định pháp luật hiện nay đã được hoàn thiện rõ ràng, đầy đủ hơn. Cần đánh giá tổng thể, khách quan bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với công tác xử lý nợ xấu, từ đó hoàn thiện các quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tránh hành chính hoá quan hệ dân sự, kinh tế, bảo đảm hài hòa, công bằng với các chủ thể tham gia quan hệ dân sự, kinh tế trên nguyên tắc chỉ luật hóa những nội dung phù hợp trong điều kiện bình thường.

Về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ đề nghị tiếp tục rà soát quy định cụ thể hơn và thể hiện rõ mục đích của dự án Luật trong việc tăng cường chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng gắn với cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu. Có ý kiến đề nghị bổ sung trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước bảo đảm an toàn hệ thống, trong đó có việc đánh giá và công khai xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức tín dụng.

Đồng thời, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị tiếp tục rà soát những điểm giao thoa giữa các luật trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, thể chế hóa trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước và các Bộ, ngành liên quan trong luật. Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiến tới xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát, độc lập và thống nhất đối với thị trường ngân hàng, tài chính, bảo hiểm bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả. Ngoài ra, đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung làm rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính của các tổ chức tín dụng.

Ủy ban Kinh tế báo cáo Quốc hội xem xét, cân nhắc thông qua dự án luật theo quy trình 3 kỳ họp. Để bảo đảm tính toàn diện và khả thi của dự án Luật, Chính phủ tiếp thu, giải trình đầy đủ, thuyết phục ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các ý kiến thẩm tra, tham gia thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của của Quốc hội và các ý kiến của đại biểu Quốc hội phát biểu tại Tổ và Hội trường để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật này.

Ngọc Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hoa hậu Lương Thuỳ Linh kêu gọi hỗ trợ quê hương Cao Bằng

Hoa hậu Lương Thuỳ Linh kêu gọi hỗ trợ quê hương Cao Bằng

Thiệt hại do ảnh hưởng của bão Yagi khiến nhiều tỉnh thành, địa phương tại khu vực miền Bắc gặp thiệt hại nặng nề. Hoa hậu Lương Thùy Linh - người con tỉnh Cao Bằng, chủ nhân dự án “Vẽ tương lai" tâm thư kêu gọi đóng góp, cứu trợ và hướng về quê hương trong mùa bão lũ.
Hà Nội xem xét các dự án sử dụng vốn đầu tư công tại kỳ họp HĐND thành phố

Hà Nội xem xét các dự án sử dụng vốn đầu tư công tại kỳ họp HĐND thành phố

Ngày 12/9, UBND TP Hà Nội đã có buổi xem xét và kết luận về các dự án sử dụng vốn đầu tư công, nhằm phê duyệt và điều chỉnh các dự án trọng điểm trong kỳ họp thứ 18 của Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Việt Nam là đối tác quan trọng, lâu đời của Liên bang Nga

Việt Nam là đối tác quan trọng, lâu đời của Liên bang Nga

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, ngày 11/9/2024, tại Thủ đô Moscow, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Nikolayevich Chernyshenko đã đồng chủ trì Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Liên bang Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học – kỹ thuật.
Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi)

Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi)

Bày tỏ tình đoàn kết và sẻ chia với Việt Nam về những thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Lãnh đạo các nước trên thế giới tiếp tục gửi thư, điện, thông điệp tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn...
Lãnh đạo TP Hà Nội thị sát công tác phòng, chống lũ tại huyện Mỹ Đức

Lãnh đạo TP Hà Nội thị sát công tác phòng, chống lũ tại huyện Mỹ Đức

Sáng 16/9, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức; thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão tại 3 xã.
Ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3
Đoàn đại biểu TP Hà Nội tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tại TP Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu TP Hà Nội tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tại TP Hồ Chí Minh

Trong chuỗi hoạt động của Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Đoàn đại biểu TP Hà Nội tổ chức tặng quà, tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh.
Đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đây là hoạt động chính thức đầu tiên trong Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Hà Nội trong tôi: miền ký ức thân thương và đầy tự hào của người Hà Nội

Hà Nội trong tôi: miền ký ức thân thương và đầy tự hào của người Hà Nội

Một trong những môn học yêu thích của tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường là môn Lịch sử. Từ những ngày còn đi học, tôi đã luôn hào hứng và say mê với những trận chiến qua từng con chữ, lớn thêm chút nữa, ở cấp học cao hơn, bên cạnh việc say sưa nghe thầy cô giáo thuật lại các trận chiến oai hùng của ông cha ta, không chỉ có tôi, mà tất cả các bạn học sinh đều bị thu hút bởi những thước phim lịch sử được các thầy cô gắn vào bài giảng điện tử.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động