Thứ sáu 08/11/2024 03:33

Dạy con nhận biết thực phẩm sạch, tránh ngộ độc từ bữa ăn bán trú

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngộ độc thực phẩm từ các bữa ăn bán trú là mối lo của nhiều phụ huynh học sinh. Với trẻ cấp tiểu học trở lên, thay vì chỉ “ngồi nhà lo”, bố mẹ nên dạy con cách nhận biết về thực phẩm sạch và an toàn trong bữa ăn. Đó là kiến thức cần thiết để bảo vệ con.

Để giúp trẻ có một bữa ăn bán trú đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh, ngoài việc tìm hiểu và kết hợp với nhà trường, các bậc cha mẹ cũng cần dạy trẻ những cách nhận biết thực phẩm sạch - bẩn cơ bản để trẻ có thể tự bảo vệ mình.

Trong các bữa ăn thường ngày tại nhà, phụ huynh cần giúp trẻ nhận biết các loại thực phẩm: Thịt như thịt lợn, thịt gà...; hải sản như tôm, cua, cá hay các loại rau, củ, quả về màu sắc, hương vị và cách kết hợp giữa chúng.

Trẻ cũng nên biết cách ăn khác nhau của từng loại thực phẩm và các cách chế biến như rán, luộc, làm bánh... Qua đó, nếu có dấu hiệu bất thường gì về thực phẩm, trẻ cũng có thể phát hiện và tránh sử dụng những thực phẩm không đảm bảo chất lượng.

Cần dạy trẻ luôn ăn chín, uống sôi. Đối với những thực phẩm nấu chín mà vẫn còn máu đỏ hoặc rau ăn không được mềm, dạy trẻ tuyệt đối không sử dụng để tránh bị nhiễm khuẩn, ngộ độc.

day con nhan biet thuc pham sach tranh ngo doc tu bua an ban tru
Trẻ cấp tiểu học cần được dạy về kỹ năng phân biệt thực phẩm sạch, phòng tránh nguy cơ nếu bữa ăn bán trú không đảm bảo

Đặc biệt phải dạy trẻ nhận biết thực phẩm sạch qua màu sắc một số loại rau xanh thường ngày. Thực phẩm sạch cần đảm bảo màu sắc tươi tắn, đặc trưng không héo rũ, thâm đen, hoặc có màu sắc bất thường. Nhận diện một số loại hoa quả thông thường: Nhìn bề mặt quả màu sắc quá bắt mắt hay lốm đốm đen, vỏ ngoài nhũn, không căng mọng, kích thước quả bất thường thì không được sử dụng.

Nhận biết thực phẩm sạch qua mùi vị: Đối với các loại hải sản, đặc biệt là cá, cần dạy trẻ biết nếu cá có vị tanh hơn, thịt bị nhạt, không ngọt là những loại có chứa nhiều chất kháng sinh.

Đối với các loại thịt khác như thịt lợn, thịt gà… cần nhắc nhở trẻ nếu ăn vào có mùi vị khác lạ so với thường ngày thì cần ngừng ăn, có ý kiến với giáo viên phụ trách lớp. Tương tự đối với hoa quả cũng vậy, nếu có mùi hắc, vị ngọt gắt hoặc nhạt quá trong khi vỏ chín vàng thì cần nhắc trẻ thận trọng, không được sử dụng.

Bên cạnh việc dạy trẻ cách nhận biết thực phẩm bẩn - sạch, phụ huynh cũng cần lưu ý luôn nhắc nhở con em mình tự giác trong vấn đề vệ sinh thân thể trước khi ăn, không tự ý ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc. Cha mẹ cũng cần phối hợp với nhà trường để theo dõi, góp ý cho bếp ăn của trường để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn nhất cho trẻ.

Cha mẹ nên quan tâm hỏi con sau mỗi buổi học hôm nay xem con được ăn gì, mùi vị ra sao, có cảm thấy ngon không để có sự phản hồi lại đối với nhà trường. Để tránh ngộ độc và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất thiết phải dạy trẻ những kỹ năng trên để các con có thể tự phòng tránh được nguy cơ nếu bữa ăn bán trú không đảm bảo.

T.Fan
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động