Dấu hiệu đau dạ dày bất thường không thể bỏ qua
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác dấu hiệu đau dạ dày bất thường cần đi khám ngay
Khi bị đau dạ dày bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như: Đau vùng thượng vị; kém ăn, suy nhược cơ thể; ợ chua; nôn và buồn nôn; chảy máu tiêu hóa…
Đặc biệt nhiều người thường chủ quan cho rằng đó là dấu hiệu bình thường, không đáng lo. Điều này đã vô tình dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, làm giảm chất lượng sống. Vậy nên khi có các dấu hiệu đau dạ dày bất thường dưới đây người bệnh cần tới cơ sở y tế ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1. Đau vùng thượng vị dữ dội, đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu.
Khi bị đau dạ dày nếu người bệnh thấy có hiện tượng đau vùng thượng vị dữ dội, đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu,… là biểu của tình trạng xuất huyết dạ dày – biến chứng viêm dạ dày cấp cần cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng xuất huyết xảy ra do uống nhiều rượu, stress quá độ. Hay do dùng một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm (aspirin), corticoid, thuốc chống đông máu… Cũng có thể do đồ ăn uống kích thích như cà phê, tiêu, ớt… làm cho ổ viêm loét dạ dày bị xung huyết chảy máu.
Đau dạ dày |
2. Đột ngột đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị hoặc có thể đau lan ra khắp bụng
Đây là tình trạng rất có thể biến chứng thủng dạ dày - biến chứng ngoại khoa nặng nề của viêm dạ dày cấp. Và thường gặp ở các ổ loét tá tràng, các ổ loét dạ dày và đôi khi của bệnh ung thư dạ dày. Là cấp cứu ngoại khoa thường gặp và chẩn đoán thường dễ vì đại đa số các trường hợp triệu chứng khá điển hình, rõ rệt. Hậu quả lỗ thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là viêm phúc mạc.
Bệnh nhân đột ngột đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị. Hoặc có thể đau lan ra khắp bụng. Sờ thấy bụng cứng,... nếu không được xử trí có thể gây biểu hiện sốc toàn thân, trụy mạch, tử vong. Chính vì vậy, khi có các biểu hiện nghi ngờ trên phải gặp bác sĩ ngay vì tình trạng này có thể đe dọa tính mạng.
3. Chán ăn, ăn không ngon, ợ nóng, chướng bụng, sụt cân
Đây là một trong các biểu hiện của ung thư dạ dày – biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày cấp. Triệu chứng của ung thư dạ dày không đặc hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác. Các biểu hiện như chán ăn, ăn không ngon, ợ nóng, chướng bụng hoặc đau bụng âm ỉ. Một số người có nôn hay đại tiện ra máu, sụt cân bất thường. Bệnh phát hiện sớm, điều trị sớm tiên lượng còn tốt và kéo dài được tuổi thọ.
4. Nôn và buồn nôn
Nôn là hiện tượng người bệnh tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài đường miệng. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một dấu hiệu xảy ra đơn độc. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mà bệnh nhân nào cũng mắc phải.
Nôn nhiều sẽ dẫn đến hậu quả:
– Rách thực quản
– Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss)
– Tình trạng mất nước và điện giải do trong dịch dạ dày có chứa các điện giải Na, K và Ca. Ngoài điện giải còn có các ion H+, Cl+ do đó còn dẫn đến tình trạng kiềm hoá máu.
– Hậu quả nặng hơn của tình trạng này là hạ huyết áp và truỵ tim mạch
– Tình trạng toàn thân gầy và sút cân nhanh chóng dần dần dẫn đến suy mòn, thiếu máu, phù nề.
Các bệnh ở dạ dày góp phần quan trọng nhất trong nguyên nhân gây ra nôn: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
Tóm lại: Bệnh dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, điều trị thường cần có thời gian dài thì bệnh nhân mới có thể bình phục. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường ở cơ quan tiêu hóa, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Ngoài ra cần có chế độ sinh hoạt khoa học để việc điều trị có kết quả tốt cụ thể, ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thức ăn tốt cho dạ dày. Hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn. Thường xuyên vận động thể dục để nâng cao sức đề kháng. Tránh thức khuya, tránh căng thẳng.
Lời khuyên dành cho các bệnh nhân bị đau dạ dày
Trên thực tế, tình trạng đau dạ dày gây nên bởi stress, căng thẳng là vấn đề xảy ra thường xuyên trong xã hội hiện đại ngày nay. Áp lực công việc, áp lực cuộc sống đè nặng khiến thần kinh luôn căng thẳng dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa gây đau dạ dày.
Theo các nghiên cứu, để giúp giảm stress, cân bằng trạng thái tâm lý trước hết cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều acid và chất béo, tăng cường các loại rau xanh, các thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất.
Thay đổi các thói quen ăn uống có hại cho dạ dày như: Ăn quá no hoặc quá đói, ăn quá khuya, vừa ăn vừa làm việc… Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá, cà phê… Ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi có kế hoạch cụ thể.
Dù bận hoặc vì một lý do nào đó mà buộc phải thức khuya, cũng cần phải đảm bảo mình phải ngủ được ít nhất 4 - 5 tiếng mỗi ngày. Và trong 4 tiếng này, đó chắc chắn phải là 1 giấc ngủ liền mạch, giấc ngủ sâu, không đứt đoạn, mộng mị. Nếu phải thức khuya, hãy cố gắng ăn tối trước 8 giờ tối.
Nếu đói vào khoảng thời gian từ 12h đến 5h sáng thì chỉ nên ăn các món ăn nhẹ có nhiều chất xơ và Protein. Tránh các món ăn nhiều đường và chất béo. Cháo là lựa chọn tốt nhất. Nếu không muốn ăn gì thì hãy uống một ly sữa nóng.
Trong chế độ ăn hàng ngày, cần bổ sung chất xơ từ rau, củ, quả. Bổ sung vitamin A có lợi cho mắt sáng từ các loại rau có màu xanh, quả màu đỏ như cà chua, ớt chuông, cà rốt. Ăn uống các thực phẩm giàu vitamin B như thịt nạc, Omega - 3 trong cá giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Việc ăn uống lành mạnh và đủ chất sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật, mệt mỏi.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại