Chủ nhật 16/06/2024 06:45

Đăng ký tham gia đấu giá trực tuyến, cần quy định chặt chẽ hơn

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cho ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhất là kênh đăng ký tham gia đấu giá trực tuyến, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị quy định chặt chẽ bởi vì đây là một nội dung rất quan trọng để người tham gia đấu giá có thể đăng ký tham gia bằng hình thức này.
Đăng ký tham gia đấu giá trực tuyến, cần quy định chặt chẽ hơn

Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: NT

Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản vào ngày 27/6 tới sau khi được các ĐBQH cho ý kiến, thảo luận kỹ lưỡng. Đóng góp ý kiến về dự thảo Luật này, nhiều ĐBQH đề nghị quy định chặt chẽ hơn kênh đăng ký tham gia đấu giá trực tuyến, bởi vì đây là một nội dung rất quan trọng để người tham gia đấu giá có thể đăng ký tham gia bằng hình thức này.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã xem xét, cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Trên cơ sở ý kiến của các ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Kinh tế (Cơ quan chủ trì thẩm tra) phối hợp với Bộ Tư pháp (Cơ quan chủ trì soạn thảo), Ủy ban Pháp luật và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 43 Điều và bãi bỏ 3 Điều của Luật hiện hành; bổ sung 3 Điều mới; tăng 18 khoản so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 nhưng chủ yếu là sửa về mặt kỹ thuật lập pháp, không phát sinh nhiều chính sách mới.

Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của các ĐBQH cho ý kiến đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản tại Phiên thảo luận chiều 21/5 của Kỳ họp thứ 7 là vấn đề đấu giá trực tuyến.

Theo đó, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 43a và Điều 43b về đấu giá trực tuyến. Điều 43a quy định các nội dung cơ bản về đấu giá trực tuyến, trong đó quy định tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tổ chức việc đấu giá trực tuyến thông qua sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc sử dụng trang thông tin đấu giá trực tuyến của mình hoặc thuê, sử dụng trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản khác. Điều 43b quy định khung về trình tự, thủ tục đấu giá trực tuyến và giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của quy định.

Đóng góp ý kiến về đấu giá trực tuyến quy định tại Điều 43b, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hoà đề nghị Ban soạn thảo dự thảo Luật nghiên cứu bổ sung quy định trường hợp đấu giá trực tuyến thì biên bản cuộc đấu giá không cần chữ ký của đại diện người tham gia đấu giá và biên bản được lập sau khi cuộc đấu giá kết thúc. Lý do là người tham gia đấu giá qua mạng nên không thể có ngay chữ ký sau khi kết thúc cuộc đấu giá. Để phù hợp với hình thức đấu giá trực tuyến nên cân nhắc quy định tổ chức đấu giá tài sản in kết quả trả giá tại cuộc đấu giá trực tuyến làm biên bản cuộc đấu giá, vừa đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu giá trực tuyến, vừa đảm bảo tính chính xác của cuộc đấu giá trực tuyến.

Về việc liên kết tổ chức đấu giá tài sản nước ngoài để bán tài sản tư nhân tại Việt Nam, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị bổ sung quy định cho phép các nhà đấu giá nước ngoài được liên kết với các tổ chức hành nghề đấu giá trong nước để tổ chức các cuộc đấu giá tài sản tự nguyện của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Bởi vì trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, nhu cầu mua, bán tài sản tư nhân của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, do thiếu các quy định về hoạt động của nhà đấu giá nước ngoài tại Việt Nam nên các nhà đấu giá này bán tài sản thông qua hình thức đấu giá trực tuyến. Điều này gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức Việt Nam có nhu cầu mua, bán tài sản tại thị trường nước ngoài như việc cá nhân, tổ chức Việt Nam có tiêu thụ, giới thiệu các mặt hàng như đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gốm sứ ra thị trường thế giới.

Đóng góp ý kiến vào dự thảo quy định những người không được đăng ký tham gia đấu giá, gồm: “cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột, công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản”. Đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng đề nghị cân nhắc bổ sung quy định này.

Theo đại biểu Lã Thanh Tân, dự thảo luật bổ sung quy định những người không được đăng ký tham gia đấu giá, tuy nhiên trên thực tế rất khó thực hiện. “Bởi khi tổ chức cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá chuyên nghiệp không thể biết hết quan hệ trong gia đình trong số những người tham gia đấu giá là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột… và không có điều kiện để xác minh các thông tin nói trên” - đại biểu nêu rõ.

Mặt khác, việc sở hữu tài sản chung của vợ chồng đã được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình, cha mẹ với con, anh chị em ruột đều có năng lực hành vi dân sự riêng, độc lập với nhau về tài sản. Do đó, cần cân nhắc việc đưa nội dung này vào dự thảo luật; nếu đưa nội dung này vào dự thảo Luật Đấu giá tài sản cần có cơ chế để thực hiện, đảm bảo tính khả thi trong thực tế, cũng như đảm bảo quyền của cá nhân khi tham gia đấu giá.

Đại biểu Trần Văn Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cũng cho rằng, quy định các trường hợp không được đăng ký tham gia đấu giá phải phù hợp với quy định liên quan và thực tế. Việc quy định thêm các đối tượng không được đăng ký tham gia đấu giá gồm "công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp mà cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản” là phù hợp.

Liên quan đến việc đăng ký tham gia đấu giá trực tuyến, đại biểu Mai Văn Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá cho rằng quy định tổ chức hành nghề đấu giá tài sản bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá tại trụ sở, tổ chức hành nghề tại điểm 2, điểm 2b, điểm 2c khoản 2 Điều 38 cần phải cân nhắc thêm để tạo điều kiện tốt nhất cho những người có nhu cầu tham gia đấu giá tiếp cận được, tránh tình trạng tổ chức đấu giá có khi lại làm trì hoãn tham gia đấu giá.

“Để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia đấu giá, đặc biệt đối với lĩnh vực đất đai thì chúng ta nên quy định là bán hồ sơ tại UBND cấp xã hay UBND cấp huyện có tài sản đấu giá, như thế sẽ rất thuận lợi cho người tham gia đấu giá và tránh tình trạng tổ chức đấu giá trì hoãn việc người tham gia đấu giá đến mua hồ sơ để tham gia đấu giá, trên thực tế đã có biểu hiện này. Trong dự thảo Luật có quy định về đăng ký trực tuyến nên Ban soạn thảo cần quy định chặt chẽ hơn kênh đăng ký tham gia đấu giá trực tuyến, bởi vì đây là một nội dung rất quan trọng để người tham gia đấu giá có thể đăng ký tham gia bằng hình thức trực tuyến” - đại biểu Mai Văn Hải cho ý kiến.

Giải trình rõ hơn về đấu giá trực tuyến, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh: Hiện có 3 thành phần là tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản và tổ chức Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được phép đấu giá thông qua Cổng đấu giá tài sản quốc gia hoặc các trang thông tin điện tử của tổ chức mình hoặc thuê sử dụng trang thông tin điện tử của tổ chức hành nghề đấu giá khác. Vấn đề này cũng được đề cập rất rõ ràng.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, cần công khai, minh bạch, công bố thông tin về việc đấu giá tài sản. Sự trục trặc kỹ thuật trong một số hoạt động đấu giá tài sản vừa qua có lẽ phải khắc phục bằng biện pháp kỹ thuật, phải nâng cấp, mở rộng cổng các trang thông tin đấu giá trực tuyến để làm sao các hoạt động đấu giá tài sản công khai, minh bạch trên Cổng thông tin quốc gia hoặc các trang thông tin đấu giá tài sản trực tuyến. Việc đăng ký tham gia đấu giá tiền đặt trước được nhiều đại biểu quan tâm, cơ quan thẩm tra dự thảo Luật cũng sẽ tiếp thu để xử lý trong thời gian tới.

10 điểm mới của Luật Căn cước
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)
Chính sách vượt trội để khai thác nhiều nguồn lực
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Chủ tịch UBND TP: Khát vọng vươn lên hình thành qua các phong trào thi đua

Chủ tịch UBND TP: Khát vọng vươn lên hình thành qua các phong trào thi đua

Theo Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh, Hà Nội đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN và đối ngoại những năm qua, nguyên nhân trên hết là kết tinh sức mạnh đoàn kết, khát vọng vươn lên được hình thành qua các phong trào thi đua của T.Ư, TP phát động.
ASEAN cần duy trì lập trường chung về vấn đề Biển Đông

ASEAN cần duy trì lập trường chung về vấn đề Biển Đông

Ngày 6-7/6/2024, tại Viêng Chăn, Lào, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt đã tham dự Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN, Cuộc họp Ban điều hành Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ ExCom) và Cuộc họp lần thứ 17 Nhóm Công tác Hội đồng Điều phối ASEAN về Timor Leste (ACCWG-TL).
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Thượng Nghị sỹ Jeff Merkley

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Thượng Nghị sỹ Jeff Merkley

Ngày 4/6/2024, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Thượng Nghị sỹ Jeff Merkley, Chủ tịch Tiểu ban Nội vụ, Môi trường và các cơ quan liên quan thuộc Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ.
Việt Nam đề xuất 5 định hướng để UNCTAD tiếp tục phát huy vai trò

Việt Nam đề xuất 5 định hướng để UNCTAD tiếp tục phát huy vai trò

Diễn đàn Lãnh đạo toàn cầu nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) vừa diễn ra tạitrụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó với thiên tai ở miền núi, trung du Bắc Bộ; cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 10-14/6/2024.
Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển

Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển

Hội thảo quốc tế về nước biển dâng dưới góc độ Luật biển do Việt Nam phối hợp với một số nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS gồm Fiji, Indonesia, New Zealand, Oman đồng tổ chức với sự tham gia đồng bảo trợ của Australia, Canada, Đức, Philippines và Singapore...
Đề xuất các công trình vi phạm ở Hà Nội bị cắt điện, nước

Đề xuất các công trình vi phạm ở Hà Nội bị cắt điện, nước

Các công trình nhà xây quá tầng, công trình không đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, không có nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cần phải cắt điện, nước để ngăn chặn việc đưa người dân vào ở, tránh các hậu quả đáng tiếc.
Không gian ngầm của đô thị là nguồn tài nguyên phát triển Thủ đô

Không gian ngầm của đô thị là nguồn tài nguyên phát triển Thủ đô

Đại biểu Đào Chí Nghĩa – Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ cho biết, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành đồ án quy hoạch chung về không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm nên sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi, năng lực để triển khai các quy định mới. Không gian ngầm của đô thị cần được quản lý và sử dụng có hiệu quả, đây chính là nguồn tài nguyên để phát triển Hà Nội.
Đề xuất sửa đổi Nghị định của Chính phủ về Luật Điện ảnh để xóa “điểm nghẽn” cho phim Nhà nước đặt hàng sản xuất

Đề xuất sửa đổi Nghị định của Chính phủ về Luật Điện ảnh để xóa “điểm nghẽn” cho phim Nhà nước đặt hàng sản xuất

Từ hiện tượng của bộ phim “Đào, phở và piano” gây sốt phòng vé Việt, câu chuyện về quảng bá và phát hành phim do Nhà nước đặt hàng tiếp tục được bàn luận trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao Và Du lịch (VH,TT&DL) Nguyễn Văn Hùng tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động