Thứ ba 26/11/2024 10:30

“Đảm bảo tương lai tự cường: Các giá trị chung và đối tác toàn cầu”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhận lời mời của Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann và Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh James Cleverly, từ ngày 7-8/6/2023, tại Thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2023.
“Đảm bảo tương lai tự cường: Các giá trị chung và đối tác toàn cầu”
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Anh James Cleverly

Với chủ đề “Đảm bảo tương lai tự cường: Các giá trị chung và đối tác toàn cầu”, đây là Hội nghị quan trọng nhất của OECD trong năm 2023 có sự tham gia của Bộ trưởng các nước thành viên OECD và các nước khách mời, lãnh đạo Uỷ ban Châu Âu (EC) và nhiều tổ chức quốc tế, đại diện Mạng lưới doanh nghiệp OECD… Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị với tư cách đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD (SEARP).

Tại Hội nghị, công bố Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu, OECD nhận định GDP toàn cầu năm 2023 đạt mức 2,7%, điều chỉnh tăng 0,1% so với dự báo tháng 3/2023, trong khi GDP toàn cầu năm 2024 vẫn ở mức 2,9%. Kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn ổn định hơn, song những tín hiệu tích cực còn rất mong manh và những rủi ro tiếp tục hiện hữu. OECD đánh giá châu Á là động lực thúc đẩy tăng trưởng và là điểm sáng của kinh tế toàn cầu năm 2023 và 2024.

Trên cơ sở dự báo của OECD, các Bộ trưởng đã thảo luận những biện pháp nhằm tạo những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu, đa dạng hoá và tự cường hoá chuỗi cung ứng, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi năng lượng sạch, xây dựng các quy định ở phạm vi toàn cầu liên quan đến các công nghệ mới,…

Các nước OECD khẳng định coi trọng vai trò của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á là một trong những ưu tiên hàng đầu của OECD. Hội nghị nhất trí tăng cường phối hợp, hỗ trợ các nước Đông Nam Á duy trì đà tăng trưởng kinh tế tích cực và ngày càng tiệm cận các tiêu chuẩn và quy định của OECD.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh tăng trưởng chỉ có thể bền vững và bao trùm với cách tiếp cận toàn cầu, tổng thể, đặt người dân ở vị trí trung tâm; các quốc gia cần tiếp tục kiến tạo các động lực tăng trưởng mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo hướng đến một hệ sinh thái xanh hơn, sạch hơn và thông minh hơn; quá trình này cần triển khai đồng bộ, nhịp nhàng từ thể chế chính sách đến thiết chế bộ máy, từ hạ tầng đến công nghệ, từ đầu tư tài chính đến đào tạo nhân lực, bảo đảm không ai hay quốc gia nào bị bỏ lại phía sau.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đưa ra ba đề xuất quan trọng. Một là, OECD và các nước cần tăng cường phối hợp chính sách, hạn chế các rào cản, bảo hộ thương mại và đầu tư, xây dựng hệ thống thương mại toàn cầu thông suốt, vận hành trên cơ sở luật lệ, tự do, công bằng, minh bạch và bao trùm với WTO ở vị trí trung tâm.

Hai là, OECD, với vai trò tư vấn chính sách, xác lập các tiêu chuẩn toàn cầu, tiếp tục tăng cường gắn kết, đối thoại với các nước đang phát triển, tính tới điều kiện, quan điểm của các nước ngoài OECD trong quá trình hoạch định các chính sách, tiêu chuẩn toàn cầu.

Ba là, OECD tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao khả năng cạnh tranh, định vị quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng hiệu quả với các điều chỉnh chính sách toàn cầu, trong đó có thuế tối thiểu toàn cầu, thuế các-bon qua biên giới…; giúp rút ngắn các khoảng cách số và công nghệ, đào tạo kỹ năng, phát huy tiềm năng của lao động nữ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, trên cương vị đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các nỗ lực giải quyết thách thức khu vực và toàn cầu. Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa các nước Đông Nam Á và OECD, Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Bộ trưởng OECD – Đông Nam Á lần thứ hai vào tháng 10/2023. Sáng kiến của Việt Nam được Hội nghị hoan nghênh và đánh giá cao.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Đoàn Việt Nam cũng tham dự nhiều hoạt động quan trọng khác, bao gồm Diễn đàn toàn cầu về công nghệ của OECD, Hội thảo về các diễn biến chính sách thuế toàn cầu, tập trung thảo luận việc triển khai thực hiện Thuế tối thiểu toàn cầu trong khuôn khổ hai trụ cột của Hiệp định đa phương thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định thuế về ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS MLI).

Vẫn có những cơ hội để ngành gỗ có thể tận dụng
Nâng cao hiệu quả của công tác lãnh sự và bảo hộ công dân ở ngoài nước
Việt Nam khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Australia đầu tư
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư Tô Lâm: đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Tổng Bí thư Tô Lâm: đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cùng Phu nhân Desislava Radeva đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Về kết quả chuyến công tác tham dự HNTĐ G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình có cuộc trả lời các cơ quan báo chí…
Bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 là bệ phóng thể chế để Hà Nội bứt phá và trở thành Thủ đô hiện đại, văn minh và giàu bản sắc.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”

Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” vì phạm vi còn nhỏ hẹp, chưa đầy đủ.
Nên để cơ quan báo chí tự quyết định diện tích quảng cáo

Nên để cơ quan báo chí tự quyết định diện tích quảng cáo

Đại biểu đề nghị nghiên cứu phương án lược bỏ các quy định giới hạn tỷ lệ diện tích quảng cáo trên báo, tạp chí truyền thống, để cơ quan báo chí tự quyết định.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động