Thứ ba 23/04/2024 21:46
Hà Nội:

Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều để phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hà Nội luôn xác định rõ, công tác quản lý, bảo vệ đê điều và phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm là trách nhiệm của các địa phương, của toàn dân, toàn xã hội.
Chi cục Thủy Lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội luôn coi việc bảo vệ hệ thống đê điều là nhiệm vụ thường xuyên
Chi cục Thủy Lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội luôn coi việc bảo vệ hệ thống đê điều là nhiệm vụ thường xuyên

Công tác xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, trong 3 quý tháng đầu năm 2022 nay, toàn TP đã xảy ra tổng số 64 vụ vi phạm pháp luật về đê điều. Các cơ quan chức năng đã xử lý 18 vụ việc vi phạm; trong đó 7 vụ của các năm trước, 11 vụ của 9 tháng đầu năm 2022 (08 vụ xử lý triệt để và 03 vụ xử lý chưa triệt để); số vụ vi phạm của 9 tháng đầu năm 2022 còn tồn đọng là 56.

Để xử lý triệt để các hành vi vi phạm trên, Chi cục Thủy lợi và phòng, chống thiên tai Hà Nội đã tham mưu cho Sở NN&PTNT Hà Nội 60 văn bản liên quan đến công tác quản lý, đôn đốc xử lý vi phạm; và tham mưu 81 văn bản khác liên quan đến công tác quản lý đê điều. Chi cục Thủy lợi và phòng, chống thiên tai Hà Nội đã ban hành 113 văn bản liên quan đến công tác báo cáo, đôn đốc xử lý giải tỏa vi phạm Luật Đê điều và 274 văn bản liên quan đến công tác quản lý đê điều trên địa bàn TP.

Hiện, Hà Nội có tổng số hơn 626km đê được phân cấp, trong đó, có hơn 37,7km đê hữu Hồng thuộc các quận khu vực nội thành là đê cấp đặc biệt; gần 249,2km đê cấp I; 45km đê cấp II; gần 72,2km đê cấp III; 160km đê cấp IV.

Hai bên tuyến đê sông Hồng được ví như thành trì vững chắc để bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong mùa mưa bão. Trải qua năm tháng, được sự quan tâm đầu tư, tuyến đê này cơ bản bảo đảm phòng, chống lũ theo thiết kế. Song do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mực nước sông thường xuyên có sự chênh lệch rất lớn giữa hai mùa (mùa lũ và mùa kiệt), cộng với những tác động của việc điều tiết hồ chứa phía thượng nguồn đã gây ra hiện tượng sạt lở bờ, bãi sông, công trình đê điều phía hạ du diễn biến ngày càng phức tạp.

Kiểm tra, phát hiện và xử lý, khắc phục các sự cố…

Trong 3 quý đầu năm 2022, qua công tác kiểm tra, theo dõi diễn biến công trình đê điều trên các tuyến đê thuộc địa bàn TP xảy ra 38 sự cố (33 sự cố mới, 5 sự cố cũ phát triển), trong đó có: 19 sự cố đê, 13 sự cố kè, 6 sự cố bờ bãi sông. Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với các Sở, ban, ngành kiểm tra, đánh giá mức độ sạt lở, hư hỏng các công trình báo cáo, đề xuất UBND TP công bố tình huống khẩn cấp và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.

UBND TP đã công bố tình huống khẩn cấp và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp tại 03 khu vực sạt lở nguy hiểm. Các khu vực sạt lở còn lại vẫn đang được theo dõi chặt chẽ, báo cáo diễn biến tình hình sạt lở thường xuyên.

Đánh giá về hệ thống phòng, chống lũ của Hà Nội, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng, chống thiên tai Hà Nội (Sở NN&PTNT) Phạm Quang Đông cho biết, các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt đi qua địa bàn TP đều bảo đảm cao trình chống lũ ở mực nước thiết kế. Các khu vực trọng điểm, xung yếu đê điều được xây dựng phương án riêng để bảo vệ trong mùa mưa lũ.

Có 5 khu vực trọng điểm: Đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu nằm trên tuyến đê tả Đuống (huyện Đông Anh); công trình cống Liên Mạc nằm trên tuyến đê hữu Hồng (quận Bắc Từ Liêm); cống Cẩm Đình nằm trên đê Vân Cốc (huyện Phúc Thọ); khu vực đê, kè, cống Tân Hưng - Cẩm Hà, Hiệu Chân nằm trên đê hữu sông Cầu (huyện Sóc Sơn); khu vực xảy ra sự cố nứt mặt đê hữu Hồng, đoạn thuộc địa bàn xã Liên Hà (huyện Đan Phượng).

Bên cạnh đó, trên các tuyến đê: Hữu Đà, hữu Hồng, tả Đuống, hữu Đáy, tả Đáy của TP Hà Nội còn 16 điểm xung yếu thuộc địa bàn các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thường Tín, Phú Xuyên, Gia Lâm, Ứng Hòa, Quốc Oai và các quận Long Biên, Hoàng Mai.

Đã có rất nhiều giải pháp được TP Hà Nội triển khai để xử lý tình trạng sạt lở công trình đê điều, từ việc di dời các hộ dân trong vùng nguy hiểm tới nơi an toàn đến việc triển khai các biện pháp phi công trình và công trình và đã phát huy hiệu quả, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tuy nhiên, từ thực trạng công trình đê điều hiện nay và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bão, áp thấp nhiệt đới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến ngày càng cực đoan, đang đặt ra vấn đề cấp bách trong việc triển khai các giải pháp phòng, chống sạt lở của Hà Nội.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, hiện nay, đơn vị đã phối hợp với các Sở ngành, địa phương xây dựng quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi trên địa bàn TP. Dù vậy, để công tác này đạt hiệu quả, ông Chu Phú Mỹ đề nghị chính quyền các địa phương, các đơn vị quản lý nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm.

Song song với các giải pháp của các ngành chức năng trong việc phòng, chống sạt lở công trình đê điều thì cũng đòi hỏi người dân cần tích cực tham gia vào công tác này, đặc biệt là không vi phạm pháp luật về đê điều, lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đê điều, góp phần ngăn ngừa nguy cơ sạt lở xảy ra.

Để chủ động công tác phòng, chống thiên tai, TP đề nghị các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn nghiêm túc quán triệt, tiếp tục rà soát, hoàn thiện kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Chương trình số 05 của Thành ủy Hà Nội về "Ðẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021- 2025".
Tăng cường phòng, chống thiên tai, cháy nổ, trộm cắp ở bảo tàng và di tích
Khẩn trương triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đề điều ứng phó bão NORU
Hà Nội: Đảm bảo an toàn giao thông với Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá
Đề xuất điều chỉnh phương án đảm bảo an toàn giao thông đường Nguyễn Xiển
Hòa Thơm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội sẽ tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội sẽ tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND về tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Thủ đô Hà Nội.
Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp TP Hà Nội thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID. Để hỗ trợ công dân, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã hướng dẫn chi tiết các bước tra cứu trạng thái hồ sơ trên ứng dụng VNeiD.
Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Các chuyên gia cho rằng, việc triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ cần được thực hiện gắn với đảm bảo đời sống dân sinh, cũng như bám sát các quy hoạch về nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Toàn cảnh vị trí sắp xây dựng cầu Hồng Hà nối liền hai huyện Đan Phượng - Mê Linh

Toàn cảnh vị trí sắp xây dựng cầu Hồng Hà nối liền hai huyện Đan Phượng - Mê Linh

Cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng trị giá gần 10.000 tỷ đồng nối liền 2 huyện Đan Phượng và Mê Linh sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 10/2024.
Hà Nội: tiếp tục ủy quyền cấp, đổi giấy phép lái xe cho quận Long Biên và huyện Sóc Sơn

Hà Nội: tiếp tục ủy quyền cấp, đổi giấy phép lái xe cho quận Long Biên và huyện Sóc Sơn

Từ ngày 2/5, bộ phận Một cửa của UBND quận Long Biên và huyện Sóc Sơn bắt đầu tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo ủy quyền của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Dự báo thời tiết 5 ngày dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024

Dự báo thời tiết 5 ngày dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi bản tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 từ ngày 27/4 đến 1/5/2024.
Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hà Nội mưa dông, khả năng xảy ra mưa đá, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hà Nội mưa dông, khả năng xảy ra mưa đá, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024, Hà Nội nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác; ngày có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5/2024.
Trên hết, cần bảo vệ quyền lợi của học sinh

Trên hết, cần bảo vệ quyền lợi của học sinh

Sự việc Trường tiểu học và Trung học cơ sở Hiệp Hòa (huyện Vũ Thư, Thái Bình) tổ chức cho học sinh đi học vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) đã dấy lên nhiều tranh cãi và nhận phải những ý kiến phê phán từ dư luận.
Hà Nội: tăng cường công tác phối hợp trong phòng chống bạo lực học đường

Hà Nội: tăng cường công tác phối hợp trong phòng chống bạo lực học đường

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1178/UBND-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Kỳ 3: đánh đập, xúc phạm học sinh bằng ngôn từ "chợ búa"

Kỳ 3: đánh đập, xúc phạm học sinh bằng ngôn từ "chợ búa"

Những năm gần đây, ngành giáo dục xảy ra nhiều sự việc đáng tiếc về hành xử không chuẩn mực của giáo viên đối với học sinh như đánh đập, xúc phạm học sinh bằng những ngôn từ "chợ búa".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động