Thứ năm 21/11/2024 23:32

Đại dịch đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp lan rộng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được trình bày tại Hội nghị chuyên đề Phát triển Đông Nam Á, đại dịch Covid-19 đã đẩy 4,7 triệu người dân Đông Nam Á rơi vào cảnh nghèo cùng cực trong năm 2021, khi 9,3 triệu việc làm đã biến mất so với kịch bản không có Covid-19.
Đại dịch đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp lan rộng
Chủ tịch ADB, ông Masatsugu Asakawa cho biết: “Đại dịch đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp lan rộng, bất bình đẳng ngày càng trầm trọng và tỷ lệ nghèo gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ, lao động trẻ và người cao tuổi ở Đông Nam Á".

Làn sóng Omicron có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của khu vực tới 0,8 điểm phần trăm trong năm 2022, theo nhận định của báo cáo với nhan đề Đông Nam Á: Trỗi dậy từ đại dịch. Sản lượng kinh tế của khu vực vào năm 2022 dự kiến sẽ vẫn thấp hơn 10% so với kịch bản không có Covid. Trong số những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, có các lao động phổ thông và người lao động làm việc trong khu vực bán lẻ và nền kinh tế phi chính thức, cũng như các doanh nghiệp nhỏ không có sự hiện diện số.

Chủ tịch ADB, ông Masatsugu Asakawa cho biết: “Đại dịch đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp lan rộng, bất bình đẳng ngày càng trầm trọng và tỷ lệ nghèo gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ, lao động trẻ và người cao tuổi ở Đông Nam Á. ADB sẽ tiếp tục làm việc với các nhà hoạch định chính sách trong quá trình họ nỗ lực tái thiết, cải thiện hệ thống y tế quốc gia và hợp lý hóa các quy định trong nước để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng tôi khuyến khích chính phủ các nước Đông Nam Á đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, thông minh và áp dụng đổi mới công nghệ để phục hồi tăng trưởng kinh tế”.

Hai năm sau khi đại dịch bùng phát, báo cáo cho thấy triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn đối với các nền kinh tế có khả năng ứng dụng công nghệ rộng rãi, xuất khẩu hàng hóa được duy trì hoặc có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Báo cáo ghi nhận sự phục hồi kinh tế trên toàn khu vực, với hầu hết các quốc gia chứng kiến ​​lượt khách ghé thăm các khu vực bán lẻ và giải trí tăng 161% trong giai đoạn hai năm tính tới ngày 16 tháng 2 năm 2022. Dù vậy, khu vực vẫn phải đối mặt với những thách thức toàn cầu, bao gồm sự xuất hiện của các biến chủng Covid-19 mới, thắt chặt lãi suất toàn cầu, gián đoạn chuỗi cung ứng, giá hàng hóa cao hơn và lạm phát.

Với 59% dân số trong khu vực đã được tiêm chủng đầy đủ tính đến ngày 21-2-2022, báo cáo kêu gọi chính phủ các nước Đông Nam Á phân bổ thêm nguồn lực để giúp các hệ thống y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc, cải thiện giám sát dịch bệnh và ứng phó với các đại dịch trong tương lai. Đầu tư cho y tế có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cường tham gia lao động và năng suất. Ví dụ: tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á có thể tăng 1,5 điểm phần trăm nếu chi tiêu cho y tế trong khu vực đạt khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), so với mức 3,0% vào năm 2021, theo nhận định của báo cáo.

Báo cáo khuyến nghị các quốc gia theo đuổi cải cách cơ cấu để thúc đẩy khả năng cạnh tranh và năng suất. Điều này có thể bao gồm đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh, giảm các rào cản thương mại và khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ áp dụng công nghệ mới. Nó cũng có thể bao gồm đào tạo kỹ năng để giúp người lao động khắc phục tình trạng gián đoạn trên khắp thị trường lao động và chuyển đổi việc làm giữa các lĩnh vực. Các chính phủ cần duy trì sự thận trọng về tài khóa để giảm thâm hụt và nợ công, đồng thời hiện đại hóa công tác quản lý thuế để nâng cao hiệu quả và mở rộng cơ sở thuế.

Hội nghị chuyên đề Phát triển Đông Nam Á (SEADS), sự kiện chia sẻ tri thức thường niên hàng đầu của ADB ở Đông Nam Á, quy tụ các nhà lãnh đạo từ khu vực chính phủ, công nghiệp, giới hàn lâm và các lĩnh vực khác để khám phá những giải pháp sán tạo cho các vấn đề phát triển then chốt như biến đổi khí hậu và phát triển công nghệ. Sự kiện năm nay, với chủ đề “Các giải pháp bền vững cho công cuộc phục hồi của Đông Nam Á”, sẽ tập trung vào cách thức để khu vực có thể thúc đẩy phục hồi sau đại dịch Covid bằng cách giải quyết những nút thắt của chuỗi cung ứng, phục hồi du lịch và tăng tốc chuyển đổi số. Sự kiện trực tuyến kéo dài hai ngày, dự kiến thu hút khoảng 5.000 đại biểu tham dự.

ADB cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.

Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương để đối phó với thách thức toàn cầu

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương để đối phó với thách thức toàn cầu

Ngày 17/11, tại Lima (Peru), lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã đưa ra Tuyên bố chung Machu Picchu sau Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 31.
Sập ngôi nhà 4 tầng khiến 5 người tử vong

Sập ngôi nhà 4 tầng khiến 5 người tử vong

Lực lượng cứu hộ Tanzania cho biết ít nhất 5 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ sập tòa nhà bốn tầng xảy ra ngày 16/11 ở trung tâm Dar es Salaam.
Cháy khoa sơ sinh của bệnh viện khiến 10 cháu bé tử vong

Cháy khoa sơ sinh của bệnh viện khiến 10 cháu bé tử vong

Vụ hỏa hoạn tại khoa sơ sinh của bệnh viện trường Đại học Y Maharani Lakshmibai, bang Uttar Pradesh của Ấn Độ.
Ukraine sẽ nhận thất bại nếu Mỹ đưa ra quyết định này

Ukraine sẽ nhận thất bại nếu Mỹ đưa ra quyết định này

Tổng thống Ukraine - Volodymyr Zelensky ngày 19/11 đưa ra cảnh báo nghiêm trọng rằng nước này có nguy cơ thất bại trong cuộc chiến với Nga nếu Washington ngừng viện trợ quân sự.
Nga bất ngờ đưa ra điều kiện để chấm dứt xung đột với Ukraine

Nga bất ngờ đưa ra điều kiện để chấm dứt xung đột với Ukraine

Phía Nga đã bất ngờ lên tiếng rằng sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine với một điều kiện tiên quyết.
Vấn đề ưu tiên hàng đầu trong đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine

Vấn đề ưu tiên hàng đầu trong đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine

Trong bối cảnh căng thẳng tại Ukraine ngày càng leo thang, vấn đề an ninh đang nổi lên như một yếu tố quyết định trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Nga và Ukraine.
"Ông trùm" ngành dầu mỏ Singapore bị kết án hơn 17 năm tù

"Ông trùm" ngành dầu mỏ Singapore bị kết án hơn 17 năm tù

Ngày 18/11, Lim Oon Kuin, nhà sáng lập công ty dầu mỏ nổi tiếng Singapore Hin Leong, đã bị tòa án tuyên án 17 năm 6 tháng tù giam với các tội danh lừa đảo ngân hàng và giả mạo giấy tờ.
Trung Quốc công bố tiêm kích tàng hình mới J-35A

Trung Quốc công bố tiêm kích tàng hình mới J-35A

Trung Quốc vừa công bố hình ảnh và thông tin về mẫu tiêm kích tàng hình J-35A, chuẩn bị ra mắt công chúng tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc sắp tới.
Trung Quốc khuyến khích sinh con, đối phó với khủng hoảng dân số

Trung Quốc khuyến khích sinh con, đối phó với khủng hoảng dân số

Trước tình trạng tỷ lệ sinh giảm đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu dân số và kinh tế, Trung Quốc đã công bố các biện pháp mới nhằm khuyến khích người dân sinh con.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động