Đa dạng các hình thức phổ biến pháp luật cho thanh, thiếu niên
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCâu lạc bộ lý luận trẻ - Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội trong một buổi sinh hoạt. Ảnh: TĐHN |
Mô hình hiệu quả trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Hiện nay, trên địa bàn TP vẫn còn một bộ phận thanh niên thờ ơ trước những vấn đề của Thủ đô và đất nước, sống thiếu lý tưởng, thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, xa rời các giá trị văn hóa truyền thống, dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật, mắc vào các tệ nạn xã hội…
Đồng chí Trần Quang Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho biết, xác định công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho lực lượng đoàn viên, thanh niên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã tích cực tuyên truyền PBGDPL bằng nhiều hình thức khác nhau như: xây dựng tài liệu sinh hoạt chi đoàn, hệ thống poster, băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền trực quan, trực tuyến, ứng dụng hình ảnh, infographic, trailer, bản tin ngắn,... trong đó nổi bật một số mô hình nổi bật, đạt được kết quả cao.
Cụ thể, cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” được triển khai thực hiện rộng khắp, trên toàn bộ các trang mạng xã hội của các cơ sở Đoàn trực thuộc Thành đoàn Hà Nội. Nhằm tuyên truyền, giáo dục, định hướng cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi hướng tới các giá trị cao đẹp, chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có hoài bão và khát vọng vươn lên, sống đẹp, sống có ích, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của thanh thiếu nhi…
Tính đến tháng 4/2024, fanpage Thành đoàn Hà Nội đã thu hút được hơn 66.000 lượt thích, hơn 86.000 lượt theo dõi; chuyên mục “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên Website thanhdoanhanoi.gov.vn thu hút hàng trăm lượt truy cập hàng tuần. Theo Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, với mục đích tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền, PBGDPL, mô hình “Bản tin số về pháp luật” đã đáp ứng kịp thời nhu cầu tiếp cận thông tin, tìm hiểu pháp luật của đoàn viên thanh niên; nâng cao nhận thức, ý thức về chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật trong đời sống thanh niên; từ đó xây dựng lối sống “sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” cho đoàn viên, thanh niên Thủ đô; Thành đoàn Hà Nội đã xây dựng “Bản tin số về pháp luật”, mỗi tháng 1 bản tin đăng tải trên fanpage Thành đoàn Hà Nội…
Được thành lập năm 2019, mô hình “Câu lạc bộ lý luận trẻ” với chức năng và nhiệm vụ chính của mình là xây dựng các tuyến bài viết theo chuyên đề về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cách nhận biết và phản bác thông tin xấu độc… Đến nay đã được nhân rộng và triển khai tới các cơ sở đoàn trực thuộc, đã có nhiều đơn vị thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả “Câu lạc bộ lý luận trẻ” (hơn 70 đơn vị thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động với gần 1.000 thành viên Câu lạc bộ lý luận trẻ các cấp).
Nhằm cụ thể hóa Quyết định số 3823/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt Đề án Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2022 -2025, Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 33-KH/TĐTN-ĐKTN&ĐBDC ngày 15/5/2023 về việc triển khai Đề án “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2022 - 2025”.
Trong khuôn khổ thực hiện đề án, Thành đoàn Hà Nội đã ra mắt đội “Thanh niên tình nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cứu hộ cứu nạn cấp TP”, gồm 3 đội hình chính: đội hình “Giao thông xanh” (675 thành viên, hoạt động tại 10 điểm giao thông trọng điểm trên địa bàn TP); đội phản ứng nhanh hỗ trợ các tình huống, vấn đề giao thông (100% phương tiện là xe bán tải địa hình Việt Nam, được trang bị đầy đủ các dụng cụ); đội phản ứng nhanh xuồng hơi cứu hộ, cứu nạn (100 thành viên với 30 chiếc xuồng hơi được trang bị đầy đủ phương tiện)…
Sinh viên Trường đại học Phenikaa tại một buổi sinh hoạt phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường. Ảnh: TĐHN |
Đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật
Đồng chí Trần Quang Hưng chia sẻ, bên cạnh một số mô hình ở trên, các cấp bộ Đoàn tiếp tục lồng ghép các nội dung tuyên truyền PBGDPL với các ngày lễ lớn của Thủ đô, đất nước và của tổ chức Đoàn, đem lại hiệu quả thiết thực, bền vững, tiêu biểu như: vẽ tranh tường bích họa, trang trí tủ điện, bốt điện bằng các hình ảnh tuyên truyền về pháp luật, về 2 bộ Quy tắc ứng xử của TP, Luật Thủ đô; các hoạt động, công trình, phần việc hưởng ứng tháng thanh niên; tổ chức chương trình “Gặp mặt thanh niên lên đường nhập ngũ và tuyên dương quân nhân xuất ngũ tiêu biểu” lồng ghép nội dung tuyên truyền về Luật Nghĩa vụ quân sự…
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PBGDPL cho đoàn viên, thanh niên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Do đó, để khắc phục và triển khai, thực hiện đạt kết quả tốt hơn nữa, Thành đoàn Hà Nội đã đưa ra một số giải pháp trong công tác tuyên truyền PBGDPL cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn TP Hà Nội.
Trong đó, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, mở rộng lực lượng tuyên truyền PBGDPL. Rà soát, đánh giá chất lượng, hiệu quả và kiện toàn, phát huy đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của Đoàn. Hàng năm, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, PBGDPL và tư vấn pháp luật cho đội ngũ cán bộ đoàn trực tiếp tham mưu về công tác tuyên truyền PBGDPL.
Tăng cường công tác chỉ đạo của tổ chức Đoàn, hội, đội các cấp về PBGDPL; xây dựng nội dung PBGDPL phù hợp với thanh, thiếu niên; chú trọng định hướng tư vấn tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh mới, các nội dung pháp luật thiết thực với thanh, thiếu niên, đội ngũ DN trẻ; đa dạng hóa các hình thức PBGDPL đối với thanh niên, tập trung vào tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng lưới truyền thanh ở cơ sở; thông qua các phương tiên truyền thông mạng xã hội…
Hà Nội: đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động | |
Để tuyên truyền viên nắm vững Luật Đất đai năm 2024 | |
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hòa giải ở cơ sở |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại