Thứ sáu 08/11/2024 16:20
Hà Nội thi "Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19”

Cuộc thi trực tuyến lập "kỷ lục" số lượng người tham gia

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19” trên địa bàn TP Hà Nội được tổ chức trong tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP và cả nước diễn biến phức tạp...
Cuộc thi trực tuyến lập

Phổ biến nhiều quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật liên quan trong phòng, chống dịch COVID-19 như: Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019); văn bản pháp luật quy định về phòng, chống dịch COVID-19, quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch COVID-19; các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thông điệp “5K”,…

Từ đó, giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn TP nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành nghiêm các quy định pháp luật, các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thông điệp “5K”,… góp phần giúp kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô.

Để triển khai cuộc thi, Sở Tư pháp TP Hà Nội, Cơ quan thường trực Ban Tổ chức cuộc thi đã xây dựng, ban hành các tài liệu: hướng dẫn dự thi, tài liệu tham khảo trả lời câu hỏi cuộc thi; xây dựng Website cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19”.

Căn cứ Kế hoạch tổ chức cuộc thi của TP, các cấp, các ngành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kế hoạch, thể lệ, câu hỏi cuộc thi và các văn bản pháp luật có liên quan đến cuộc thi. Trang Thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) TP, Báo Kinh tế và Đô thị đã mở riêng chuyên mục về cuộc thi; Cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã; các báo, đài của TP đăng nhiều tin, bài phản ánh, tuyên truyền về cuộc thi.

Ngoài ra, các sở, ngành, đoàn thể, đơn vị của TP tổ chức các hình thức tuyên truyền về cuộc thi như: Thông qua tổ chức các hội nghị triển khai cuộc thi; lồng ghép vào các cuộc họp cơ quan, giao ban, họp triển khai công tác, qua cổng thông tin điện tử...

Đề thi được thiết kế gồm 2 phần thi: Trắc nghiệm và tự luận. Đề thi trắc nghiệm gồm 20 câu (được lựa chọn ngẫu nhiên trong Bộ đề thi 50 câu được thiết kế sẵn bao gồm các nội dung cơ bản của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám, chữa bệnh; Luật Bảo hiểm y tế, Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019); văn bản pháp luật quy định về phòng, chống dịch COVID-19, quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch COVID-19; các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thông điệp “5K”,…).

Thông qua đề thi và đáp án thi, người tham gia dự thi có thể dễ dàng hiểu được các quy định pháp luật, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch COVID-19 và các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thông điệp “5K”.

Đề thi trắc nghiệm được phần mềm chấm điểm tự động, kết quả phần thi được hiển thị ngay sau khi người dự thi hoàn thành phần thi gồm: Tổng điểm thi trắc nghiệm và thời gian hoàn thành phần thi.

Đề thi tự luận: Gồm 2 câu hỏi: Một câu hỏi cho người dự thi từ 18 tuổi trở lên với nội dung đề xuất sáng kiến, giải pháp để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một câu hỏi cho người dự thi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi với nội dung làm rõ những nội dung trong thông điệp 5 K của Bộ Y tế. Thời gian tới em sẽ làm gì để tiếp tục phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Câu hỏi thi tự luận được xây dựng phù hợp đối tượng, lứa tuổi tham gia dự thi nhằm tìm ra những sáng kiến, giải pháp để nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tổ chức và cá nhân, cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nội dung trong thông điệp “5 K” của Bộ Y tế đến các em có độ tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và các việc làm cần thiết trong thời gian tới để góp phần tích cực trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 qua đó để tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền nâng cao hiệu quả công tác chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời giúp Ban Tổ chức phân loại thí sinh đạt giải của cuộc thi.

1.032.665 bài dự thi chính thức

Kết thúc cuộc thi 24g00 ngày 1-8-2021, toàn TP đã có 1.032.665 bài dự thi chính thức. Trong đó, khối sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố là 58.136 bài dự thi; khối quận, huyện, thị xã là 975.529 bài dự thi. Bài dự thi của người từ đủ 18 tuổi trở lên là 786.952 bài; bài dự thi của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là 245.713 bài.

Đây là cuộc thi trực tuyến của TP thu hút nhiều nhất số lượng người tham gia từ trước tới nay, tạo phong trào sôi nổi tìm hiểu và cuộc vận động lớn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn Thủ đô chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn TP, góp phần đẩy lùi dịch bệnh trên địa bàn TP.

Nhiều đơn vị có số lượng người tham gia dự thi lớn như: Sở Giáo dục & Đào tạo (10.288 người dự thi), Công an Thành phố (5.517 người dự thi), Điện lực Hà Nội (4.505 người dự thi), Sở Y tế (2.843 người dự thi), Sở Lao động, Thương binh & Xã hội (1.339 người dự thi), Sở Văn hóa & Thể thao (1.335 người dự thi), Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (1.017 người dự thi), Bảo hiểm Xã hội Thành phố (848 người dự thi), Hải Quan Hà Nội (475 người dự thi), Sở Xây dựng (456 người dự thi), Thành đoàn Hà Nội (430 người dự thi);

Các quận, huyện: Đông Anh có 208.317 người dự thi; con số này với: Thanh Xuân là 109.804, Bắc Từ Liêm: 90.982; Hoài Đức: 86.751, Hoàn Kiếm: 54.282, Cầu Giấy: 50.590, Hoàng Mai: 30.547, Thường Tín: 29.198, Quốc Oai: 26.018, Ba Vì: 25.370, Nam Từ Liêm: 20.610; Gia Lâm: 20.525; Ba Đình: 17.326, Phú Xuyên: 16.700, Thanh Oai: 15.832, Mỹ Đức: 15.612, Chương Mỹ: 15.377 người dự thi…

Cuộc thi trực tuyến lập
Hiệu trưởng trường Tiểu học Di Trạch Nguyễn Thị Thu Thủy đánh giá, Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19'' có ý nghĩa sâu sắc và rất thiết thực với người dân. Ảnh: Hồng Thái

Cuộc thi thể hiện sự sáng tạo, bứt phá trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Đáng chú ý, phần thi tự luận của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18, hầu hết các bài dự thi đều nêu và phân tích đúng thông điệp “5K” của Bộ Y tế. Nhiều bài thi phân tích rất sâu về yêu cầu, tác dụng, ý nghĩa, nội dung cần phải thực hiện trong thông điệp 5K (“Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”) trở thành bài tuyên truyền rất hay, ý nghĩa và có tác động tuyên truyền rất lớn trong xã hội nhất là đối với lứa tuổi học sinh.

Nhiều bài thi của các em đã đưa ra những việc cần rất thiết thực phù hợp với lứa tuổi làm của các em trong thời gian tới để góp phần phòng, chống dịch được tốt hơn như: Ở nhà thì tích cực vệ sinh nhà cửa, lau chùi các mặt bàn, ghế, để nhà cửa thông thoáng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn; che mũi, miệng khi hắt hơi, ho; thông báo với bố mẹ tình trạng sức khỏe của mình để kịp thời báo cáo Trạm y tế nếu có biểu hiện ho, sốt; khi đi học trở lại thì tích cực tuyên truyền cho mọi người biết về sự nguy hiểm của dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch để tự bảo vệ mình và cộng đồng…

Ban Tổ chức đánh giá, cuộc thi tiếp tục thể hiện sự sáng tạo, bứt phá trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo một sân chơi pháp lý lành mạnh, bổ ích phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay.

Phần mềm cuộc thi (https://timhieuphapluatpccovid-19.hanoi.gov.vn) đã triển khai ngày càng ưu việt, sáng tạo trong công tác thi, chấm thi, quản lý bài thi..., đường truyền tốt, không xảy ra hiện tượng nghẽn mạng mang lại hiệu ứng tích cực cho thí sinh tham gia dự thi và có thời hạn nộp phần thi tự luận linh động giúp người tham gia dự thi linh hoạt có thời gian tìm hiểu sâu về giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Phần thi tự luận thiết kế phù hợp với từng độ tuổi thí sinh tham gia dự thi, đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin đối với từng đối tượng. Cách dự thi tham gia đơn giản, dễ hiểu.

Sở Tư pháp TP Hà Nội đã thực hiện tốt vai trò tham mưu là Cơ quan thường trực của cuộc thi. Các ngành, đơn vị đều tích cực tham gia phối hợp triển khai cuộc thi. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng lớn của các cơ quan truyền thông Trung ương, TP và đông đảo Nhân dân cho thấy sự thành công, hiệu quả của công tác tuyên truyền.

Ban Giám khảo, Ban Tổ chức quyết định trao 67 giải cá nhân; 23 giải tập thể, cụ thể như sau:

- Giải Nhất (03 giải): Sở Giáo dục và Đào tạo, huyện Đông Anh, quận Thanh Xuân;

- Giải Nhì (07 giải): Công an Thành phố, quận Bắc Từ Liêm, huyện Hoài Đức, quận Hoàn Kiếm, quận Cầu Giấy, quận Hoàng Mai, huyện Thường Tín;

- Giải Ba (13 giải): Điện lực Hà Nội, Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa và Thể thao, huyện Quốc Oai, huyện Ba Vì, quận Nam Từ Liêm, huyện Gia Lâm, quận Ba Đình, huyện Phú Xuyên, huyện Thanh Oai, huyện Mỹ Đức, huyện Chương Mỹ;

Giải cá nhân:

- Giải cho người dự thi từ đủ 18 tuổi trở lên (48 giải): 02 giải nhất, 05 giải Nhì, 15 giải Ba, 26 giải Khuyến khích.

- Giải cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (19 giải): 01 giải Nhất, 02 giải nhì, 05 giải Ba, 11 giải Khuyến khích.

Nhiều đơn vị có chất lượng bài dự thi tốt, nhiều bài dự thi đạt giải cao, tiêu biểu như: huyện Hoài Đức: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 05 giải Ba; 02 giải Khuyến khích;

Thị xã Sơn Tây: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 01 giải Ba, 01 giải Khuyến khích; quận Thanh Xuân: 01 giải Nhất, 01 giải Nhì; quận Cầu Giấy: 01 giải Nhì, 02 giải Ba, 03 giải Khuyến khích; huyện Chương Mỹ: 01 giải Nhì, 01 giải Khuyến khích; huyện Ba Vì: 01 giải Nhì, 01 giải Ba, 03 giải Khuyến khích;

Sở Giáo dục và Đào tạo: 03 giải Ba, 01 giải Khuyến khích; huyện Thường Tín: 02 giải Ba, 03 giải Khuyến khích; quận Hoàn Kiếm: 01 giải Ba, 02 giải Khuyến khích.

Mức giải thưởng thực hiện theo quy định hiện hành từ nguồn ngân sách Nhà nước; tổng số tiền giải thưởng là 260.000.000 đồng (Hai trăm sáu mươi triệu đồng).

Giải tập thể: 03 giải Nhất: 10.000.000 đồng/01 giải; 07 giải Nhì: 7.000.000 đồng/01 giải; 13 giải Ba: 5.000.000 đồng/01 giải.

Giải cá nhân: 03 giải Nhất: 6.000.000 đồng/01 giải; 07 giải Nhì: 3.000.000 đồng/01 giải; 20 giải Ba: 2.000.000 đồng/01 giải; 37 giải khuyến khích: 1.000.000 đồng/ 01 giải.

Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động