Chủ nhật 28/04/2024 13:49
Huyện Gia Lâm:

Công tác hòa giải cơ sở đã đi vào nền nếp, chất lượng và hiệu quả

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau 10 năm triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội không ngừng được củng cố và phát triển, từng bước được nâng cao về chất lượng. Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày càng đi vào nền nếp, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật…
Huyện Gia Lâm, Hà Nội: Công tác hòa giải cơ sở đã đi vào nền nếp, chất lượng và hiệu quả
Sáng 29/11, UBND huyện Gia Lâm tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở

Sáng 29/11, UBND huyện Gia Lâm tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở. Tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội cùng lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Gia Lâm, đại diện UBND các xã, thị trấn và đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn huyện.

Hoạt động hòa giải cơ sở đi vào nề nếp, hiệu quả

Luật Hòa giải ở cơ sở là văn bản pháp lý quan trọng quy định đầy đủ, cụ thể về cơ chế, chính sách cho công tác hòa giải ở cơ sở, trong đó quy định rõ phạm vi, nguyên tắc hòa giải; quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên, chính sách hỗ trợ về kinh phí cho hoạt động của tổ hòa giải, việc khen thưởng, chế độ đãi ngộ, thù lao đối với hòa giải viên; quy định vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở, trách nhiệm của các Bộ, ngành ở Trung ương và của UBND các cấp trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở.

Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý quan trọng, làm cho công tác hòa giải đi vào nền nếp, chính quy. Qua đó, nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ quản lý, hòa giải viên không ngừng xây dựng, củng cố, kiện toàn; thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn. Như vậy chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở được nâng cao, đã góp phần tích cực vào việc xây dựng gia đình bình yên, hạnh phúc, giữ gìn an ninh thôn, xóm, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Theo đồng chí Nguyễn Đình Quang - Trưởng Phòng Tư pháp huyện Gia Lâm, để triển khai có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở, hàng năm, UBND huyện Gia Lâm đều ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung công tác hòa giải ở cơ sở, chỉ đạo kiện toàn, tổ chức tổ hòa giải và hòa giải viên trên địa bàn theo quy định của Luật. Kết quả kiện toàn về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải trên địa bàn huyện từ năm 2014 đến 6/2023 là 168 tổ hòa giải với 1.146 hòa giải viên.

Sau 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, vị trí, vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên trong đời sống xã hội được khẳng định và ngày càng có ảnh hưởng quan trọng. Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn các xã, thị trấn không ngừng được củng cố và phát triển, từng bước được nâng cao về chất lượng. Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày càng đi vào nền nếp, có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Kể từ khi thực hiện Luật Hòa giải cơ sở đến nay các tổ hòa giải đã tiến hành thụ lý và tổ chức hòa giải 2.801 vụ việc, hòa giải thành 2.405 vụ việc, 24 vụ việc đang tiến hành hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành đạt bình quân 86,7%. Hiệu quả công tác hòa giải cơ sở được nâng lên, thể hiện qua tỷ lệ các vụ hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước, số vụ hòa giải thành ngày càng cao.

Công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên được xác định là nhiệm vụ thường xuyên theo kế hoạch trọng tâm công tác tư pháp hằng năm; các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải được tổ chức định kỳ. 100% tổ hòa giải trên địa bàn huyện được phát miễn phí ấn phẩm Pháp luật & Xã hội (Báo Kinh tế & Đô thị) theo chương trình của UBND TP.

Kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải, đặc biệt là hỗ trợ cho hoạt động của tổ hòa giải và chi thù lao cho hòa giải viên ở cơ sở được bố trí dự toán ngân sách cấp huyện và cấp xã theo năm.

Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” mang lại hiệu quả thiết thực

Thực hiện hướng dẫn của Sở Tư pháp - Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội và chỉ đạo của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tổ chức quán triệt, triển khai tới các tổ hòa giải trên địa bàn tổ chức thực hiện các tiêu chí đánh giá “Tổ hòa giải 5 tốt”.

Theo Trưởng Phòng Tư pháp huyện Gia Lâm, kết quả thực hiện mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền trong việc hỗ trợ kinh phí bảo đảm kịp thời, đúng quy định; tăng cường sự phối hợp kết hợp của ban công tác mặt trận và các ngành, đoàn thể ở cơ sở trong công tác hòa giải;

Tạo động lực trong phong trào thi đua giữa các thôn, tổ dân phố trong xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” và là động lực cho các hòa giải viên tích cực tham gia hòa giải nhằm đạt được các tiêu chí “Tổ hòa giải 5 tốt”, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở, bảo đảm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thôn, tổ dân phố, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” theo hướng dẫn mới, trong năm 2022 UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã ban hành các quyết định công nhận 102/168 tổ hòa giải đạt tiêu chí “Tổ hòa giải 5 tốt”, đạt tỷ lệ 60,7%.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” còn một số khó khăn vướng mắc như: nguồn thu ngân sách của một số địa phương ở cơ sở còn khó khăn, hạn chế, chưa cân đối được ngân sách nên việc chi hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở có một số đơn vị còn chưa kịp thời theo quy định.

Việc tổ chức giao ban để trao đổi kinh nghiệm hòa giải của các “Tổ hòa giải 5 tốt” chưa được đầy đủ, định kỳ thường xuyên. Trong thực tiễn xảy ra trường hợp trên địa bàn hoạt động của tổ hòa giải không phát sinh vụ việc trong phạm vi hòa giải nên không đánh giá được tiêu chí: “Phát hiện vụ việc kịp thời, tổ hòa giải tốt, đạt tỷ lệ hòa giải thành từ 90% trở lên”, vì vậy không đầy đủ các điều kiện đánh giá tiêu chí “Tổ hòa giải 5 tốt”.

UBND huyện Gia Lâm đã đưa ra một số giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải cơ sở trong thời gian tới, trong đó: nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là nhận thức của người đứng đầu đối với công tác hòa giải ở cơ sở; tăng cường sự phối hợp của các cơ quan có liên quan trong chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở; phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Thường xuyên cũng cố, kiện toàn đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch, hòa giải viên; duy trì thường xuyên, ổn định việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ hòa giải; tiếp tục biên soạn, cung cấp tài liệu liên tục mang tính cập nhật cho hòa giải viên.

Hàng năm, xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành cho đại đa số các tầng lớp Nhân dân; nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, đổi mới sáng tạo; ứng dụng các hình thức truyền thông, tuyên truyền qua mạng xã hội Zalo, Messenger, Facebook…

Tiếp tục thực hiện, nâng cao chất lượng thực hiện mô hình tổ hòa giải năm tốt; tiếp tục, tích cực tổ chức các hội thi, các hoạt động giao lưu để các hòa giải viên được thường xuyên học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở.

Đồng thời, tổ chức sơ, tổng kết, kịp thời biểu dương, khen thưởng, phê bình nhắc nhở để các tổ hòa giải, hòa giải viên luôn luôn cố gắng nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ..

Huy động các nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, chú trọng bố trí kinh phí cấp cho công tác hòa giải, cho hoạt động của tổ hòa giải đã hòa giải viên; cần tăng cường ra soát, hệ thống hóa các quy định của pháp luật, để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng hoàn thiện, đạt kết quả tốt hơn.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL gắn với công tác hòa giải ở cơ sở

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP Hà Nội khẳng định, sau 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn TP ngày càng đi vào nền nếp, đội ngũ hòa giải viên được tăng cường, mạng lưới tổ hòa giải từng bước được kiện toàn.

Tỷ lệ hòa giải thành của TP hàng năm đều tăng, trong 10 năm tỷ lệ hòa giải thành đạt cao với 84,53%. Trong đó, uyện Gia Lâm trong 10 năm đạt tỷ lệ hòa giải thành 85,9%, năm 2023 đạt 88,52%. Số vụ việc phát sinh hòa giải giảm, thể hiện số vụ việc mâu thuẫn giảm: giai đoạn từ 2014 đến 2017 trung bình tiếp nhận 8.745 vụ/năm; giai đoạn 2018 đến tháng 6/2023 trung bình tiếp nhận 5.221 vụ/năm, giảm 3.524 vụ/năm.

Thành ủy, UBND TP, chính quyền cấp cơ sở từ cấp huyện đến cấp xã ngày càng quan tâm hơn công tác hòa giải, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô được ổn định. TP đã xây dựng và nhân rộng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” với hơn 60% tổ hòa giải đạt mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”. Trong đỏ huyện Gia Lâm có 102/168 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”, đạt 60,7%.

Tại hội nghị, đồng chí Phạm Thị Thanh Hương cũng đã biểu dương kết quả công tác hòa giải ở huyện gia Lâm đã đạt được trong 10 năm.

Để tiếp tục phát huy các kết quả mà huyện đã đạt được trong 10 năm qua, đồng chí Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP mong muốn thời gian tới huyện Gia Lâm tiếp tục triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác tư pháp nói chung trong đó tiếp tục chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do Trung ương, TP tổ chức, tiếp tục xây dựng nhiều mô hình phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả tại địa phương nhằm nâng cao ý thức tìm hiểu pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn huyện.

Trong công tác hòa giải ở cơ sở: các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. Gắn công tác hòa giải với công tác hội của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác.

Tăng cường sự phối hợp hơn nữa giữa Chi bộ, Ban công tác Mặt trận cơ sở, tổ chức đoàn thể, thôn làng để theo dõi, hướng dẫn các tổ hòa giải hoạt động tích cực, đúng vai trò, nhiệm vụ nhằm phát hiện kịp thời và giải quyết triệt để các mâu thuẫn, vụ việc xảy ra.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật gắn với công tác hòa giải ở cơ sở bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, chú trọng tăng cường tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải, cung cấp tài liệu cho đội ngũ hòa giải viên.

Tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” và các mô hình tự quản tại cộng đồng dân cư, duy trì buổi giao ban các tổ hòa giải để trao đổi, rút kinh nghiệm. Đẩy mạnh cơ chế phát hiện dựa trên dư luận xã hội hoặc các đơn thư khiếu nại và thông qua việc phát hiện tin báo trong cộng đồng dân cư; vận động những người có uy tín trong dòng họ đứng ra chủ trì làm hòa giải viên để giải quyết.

Quan tâm bố trí đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho công tác hòa giải ở cơ sở, hỗ trợ trị công tác hòa giải ở cơ sở. Tăng cường đánh giá khen thưởng, xếp loại hoạt động của các tổ hòa giải và rất là giải viên.

Thường xuyên cùng cố, kiện toàn tổ chức hòa giải, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng hóa giải cho đội ngũ hòa giải viên; động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho thành viên, hội viên ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, người am hiểu pháp luật, người có uy tín, hội viên hội luật gia tham gia tích cực vào các hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Tại hội nghị, UBND huyện Gia Lâm đã trao tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong 10 năm thực hiện Luật Hòa giải cơ sở và đạt giải trong các cuộc thi "Hòa giải viên giỏi" trên địa bàn huyện năm 2023, cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến" trên địa bàn huyện năm 2023:

Huyện Gia Lâm, Hà Nội: Công tác hòa giải cơ sở đã đi vào nền nếp, chất lượng và hiệu quả
Huyện Gia Lâm, Hà Nội: Công tác hòa giải cơ sở đã đi vào nền nếp, chất lượng và hiệu quả
Huyện Gia Lâm, Hà Nội: Công tác hòa giải cơ sở đã đi vào nền nếp, chất lượng và hiệu quả
Huyện Gia Lâm, Hà Nội: Công tác hòa giải cơ sở đã đi vào nền nếp, chất lượng và hiệu quả
Huyện Gia Lâm, Hà Nội: Công tác hòa giải cơ sở đã đi vào nền nếp, chất lượng và hiệu quả
Huyện Gia Lâm, Hà Nội: Công tác hòa giải cơ sở đã đi vào nền nếp, chất lượng và hiệu quả
Hà Đông: Công tác hòa giải cơ sở đã tác động tích cực đến đời sống xã hội
Chất lượng các vụ việc hòa giải được nâng cao
Bài, ảnh: Lê Mận
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động