Thứ hai 25/11/2024 18:57

Công tác dân số có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 26/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12 và tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Công tác dân số có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Ảnh: Bộ Y tế

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, ngày 26/12/1961, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 216/CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn với một ý nghĩa nhân văn sâu sắc: “Vì sức khỏe của người mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận của gia đình, để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp”. Đây là quyết định mang tính chất hết sức quan trọng, đánh dấu cho những bước đi đầu tiên của Chương trình dân số Việt Nam.

Và sau này, các văn bản mang tính toàn diện hơn được ban hành kịp thời giúp cho việc triển khai thực hiện công tác dân số đạt hiệu quả cao như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993) về Chính sách DS-KHHGĐ, Nghị quyết số 47/NQ-TW ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới và nhiều văn bản như Chiến lược Dân số các thời kỳ, Pháp lệnh Dân số và các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, dự án…

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là với sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận, hưởng ứng của quần chúng Nhân dân. Chương trình dân số Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng cả về chất và về lượng. Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công. Mức sinh thay thế được duy trì trong suốt 16 năm qua. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh và cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam được cải thiện.

Ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 326-TTg lấy ngày 26/12 hằng năm làm ngày Dân số Việt Nam và Ngày 26/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg lấy tháng 12 hằng năm là “Tháng hành động quốc gia về Dân số” nhằm nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình, đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam; tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam.

Công tác dân số có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước
Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Bộ Y tế

Hưởng ứng tháng hành động quốc gia về dân số năm 2023 và kỷ niệm ngày Dân số Việt Nam 26/12/2023, Bộ Y tế đã chọn chủ đề: "Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước” nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về việc sức khỏe người dân, chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với lớp trẻ, nhóm đối tượng thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững.

Công tác dân số vừa cấp bách, nhưng cũng vừa cơ bản và lâu dài, có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo nhất là về công tác cán bộ, sớm kiện toàn ổn định tổ chức bộ máy và nhân lực làm công tác dân số, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ dân số; ưu tiên đầu tư, hỗ trợ nguồn lực kịp thời cho công tác dân số, tiếp tục phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo dân số và phát triển ở các cấp, đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 21 của Ban Chấp hành Trung ương và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, các chương trình, đề án, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đưa công tác dân số thành nội dung quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp.

Cũng nhân buổi lễ này, Bộ Y tế đề nghị các ban, bộ, ngành, đoàn thể các cấp, các cơ quan truyền thông đại chúng, mỗi cộng đồng và từng người dân tăng cường phối hợp, chia sẻ, đồng hành và hưởng ứng tích cực góp phần cùng với ngành Y tế - dân số triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu về công tác Dân số trong tình hình mới đã đề ra.

Đề nghị tiếp tục cung cấp miễn phí phương tiện tránh thai cho các đối tượng ưu tiên

Chia sẻ kinh nghiệm tại buổi lễ, ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn, Trưởng ban Chỉ đạo công tác Dân số tỉnh Lạng Sơn cho biết, Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Toàn tỉnh có diện tích hơn 8,3 triệu km2 với quy mô DS là trên 802 nghìn người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 84%. Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, 200 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 88 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 chiếm 5, 92%.

Công tác dân số có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước
Ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Bộ Y tế

Những năm trước đây, quan niệm và nhận thức về dân số và giới tính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn còn chưa cao, còn coi trọng nam hơn nữ, muốn có con trai để nương tựa khi về già hoặc có tâm lý muốn sinh nhiều con, có nếp - có tẻ đã ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận người dân.

Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị quyết liệt vào cuộc, quy định rõ: cấp xã là nơi tập trung chỉ đạo công tác dân số và cung ứng biện pháp tránh thai phi lâm sàng. Cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và thành lập các đội lưu động hỗ trợ tuyến xã. Tuyến tỉnh thực hiện đào tạo chuyên mô kỹ thuật và giám sát hỗ trợ các tuyến; thành viên BCĐ công tác dân số từ tỉnh đến xã được phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và lấy việc hoàn thành nhiệm vụ về công tác dân số để đánh giá mức độ HTNV hằng năm.

Đồng thời, chỉ đạo lồng ghép y tế dân số vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; chỉ đạo đẩy mạng xã hội hóa công tác dân số và phát triển. Với sự phấn đấu tích cực, công tác dân số của tỉnh Lạng Sơn đã đạt được kết quả đáng khích lệ: năm 2022 tổng tỷ suất sinh giảm xuống còn 2,14 con; tỷ số giới tính khi sinh giảm xuống còn 113,4 bé trai/100 bé gái. Chỉ số phát triển con người HDI của tỉnh Lạng Sơn đạt 0,692, đang từng bước được cải thiện cả về thể lực và trí lực. Tuổi thọ bình quân đạt 72,45% tuổi; đây cũng là điều kiện cho tỉnh tập trung phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, công tác “tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn” được các cấp ỉu, chính quyền quan tâm; thường xuyên đẩy mạnh công tác truyền thông về dân số và phát triển. Đặc biệt thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, nhất là đội ngũ Cộng tác viên dân số ở cơ sở đã tuyên truyền lồng ghéo vào các buổi sinh hoạt cộng đồng, lễ hội văn hóa, quy định trong hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư… do đó, nhận thức của đại bộ phận Nhân dân về công tác dân số và phát triển được nâng cao, đồng thời tích cực chủ động hưởng ứng tham gia.

Các hoạt động về chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng DS được tập trung đẩy mạnh thông qua các chương trình, đề án, dự án. Xác định đây là một giải pháp giúp trẻ vị thành niên, thanh niên, nhất là những người sắp kết hôn chuẩn bị kiến thức, tâm lý cũng như sức khỏe để xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh đẻ và nuôi dạy con tốt. Ngành Y tế thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các cơ sở y tế.

Đồng thời, tập trung các giải pháp nhằm đẩy mạnh sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh nhằm giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này. Kết quả hằng năm, tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh đều đạt và vượt so với kế hoạch Trung ương giao (năm 2023, tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 100% phụ nữ mang thai (Trung ương giao 75%); tỷ lệ sàng lọc sơ sinh chiếm 56,6% số trẻ em sinh ra, đạt 103% kế hoạch (Trung ương giao 55%).

Tuy nhiên công tác tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn một số khó khăn, đó là: nhận thức của người dân về tầm quan trọng của khám sức khỏe tiền hôn nhân chưa cao; tình trạng di cư tạm thời từ nông thôn ra thành phố và đi lao động tại các khu công nghiệp đã gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát dân số cũng như công tác tuyên truyền chính sách về dân số và phát triển.

Mặc dù tỉnh đã quan tâm đầu tư bố trí kinh phí cho các hoạt động về công tác dân số, tuy nhiên chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới, nhất là đối với việc triển khai tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn cho nam nữ thanh niên, vị thành niên.

Việc sát nhập đơn vị hành chính; sắp xếp tổ chức bộ máy… cũng ảnh hưởng đến mạng lưới cán bộ làm công tác dân số, nhất là ở cơ sở.

Theo quy định hiện nay chưa bắt buộc khám sức khỏe trước khi kết hôn, do đó công tác tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn gặp nhiều khó khăn.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng “tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn”, thay mặt cho địa phương, ông Dương Xuân Huyên kiến nghị và đề xuất với Bộ Y tế, các Bộ ngành Trung ương quan tâm cân đối, dành kinh phí cho công tác truyền thông, giáo dục, sát với yêu cầu thực tiễn nhất là ở tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng nhất của công tác dân số.

Tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng thống nhất trên toàn quốc có phân theo vùng và khu vực để có cơ sở chi trả thù lao cho đội ngũ làm công tác dân số. Đồng thời chỉ đạo thống nhất tổ chức bộ máy làm công tác dân số cấp tỉnh.

Tiếp tục cung cấp miễn phí phương tiện tránh thai cho các đối tượng ưu tiên theo quy định của chương trình và chính sách hỗ trợ của địa phương; đồng thời đẩy mạnh các đề án xã hội hóa về bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ; dịch vụ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh.

Truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân cho thanh niên Truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân cho thanh niên
Ánh Tuyết
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động