Công chức lãnh đạo, quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrả lời:
Về câu hỏi của quý bạn đọc, xin trả lời như sau:
Ngày 17/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 138/2020/NĐ-CP và Nghị định 06/2023/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/2/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Theo đó, tại khoản 27 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã sửa đổi khoản 2 Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của công chức như sau:
Công chức lãnh đạo, quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.
Trước đó, khoản 2 Điều 41 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.
Bên cạnh đó, khoản 28 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã sửa đổi Điều 42 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý như:
- Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, của pháp luật và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có thời gian giữ chức vụ, chức danh đảm nhiệm hoặc chức vụ, chức danh tương đương tối thiểu là 02 năm, nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ, chức danh tương đương) hoặc bảo đảm thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực theo tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm.
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
- Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:
+ Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm.
Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
+ Công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ, chức danh đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 42 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, được sửa đổi tại khoản 28 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật; không đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; không đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. 2. Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thống nhất đề án, kế hoạch tuyển dụng công chức (thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào công chức), tổ chức thi nâng ngạch công chức trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này… |
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024 |
Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật có liên quan đến nhà ở xã hội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại