Thứ tư 18/09/2024 06:07

Chuyển đổi số và sự phục hồi, phát triển kinh tế Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là một giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Và Hà Nội với vị thế là Thủ đô đã và đang cho thấy sự thích ứng nhanh với việc CĐS, điều này đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của TP Hà Nội, tạo thế và lực mới để Hà Nội sẵn sàng bước vào giai đoạn “bình thường mới”…
Hợp lực CĐS để phát triển kinh tế số là hướng đi Hà Nội lựa chọn để thúc đẩy Thủ đô phát triển trong tương lai
Hợp lực CĐS để phát triển kinh tế số là hướng đi Hà Nội lựa chọn để thúc đẩy Thủ đô phát triển trong tương lai.

Từ định hướng chung

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định CĐS là nội dung trong sáu nhiệm vụ trọng tâm và ba khâu đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Cùng với đó, Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định, chương trình hành động thực hiện CĐS quốc gia.

Tại Hà Nội, Quyết định số 4098/QĐ-UBND ngày 6/9/2021 của UBND TP phê duyệt chương trình CĐS đã đưa ra “Tầm nhìn đến năm 2030, TP phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản ly, điều hành của Chính quyền TP, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”.

Chủ tịch Hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Lê Xuân Rao cho biết: Đến nay, kinh tế số, xã hội số của Thủ đô đang phát triển khá mạnh mẽ, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, xếp hạng chỉ số thương mại điện tử của Hà Nội đứng thứ hai trên toàn quốc, tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 78%...

Việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06 của Chính phủ về phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử trên địa bàn đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, được Chính phủ đánh giá cao với vai trò là đơn vị làm điểm của cả nước. Đề án được người dân, DN đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, góp phần thay đổi phương thức quản trị xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý thông tin công dân…

Ngoài ra, theo bà Vũ Thu Hà - GĐ Sở Nội vụ, xây dựng và triển khai chính quyền điện tử, chính quyền số là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính của Hà Nội. Cụ thể, TP đã ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng TP Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và Kế hoạch năm 2022 triển khai nhiệm vụ Chính quyền số trong Chương trình CĐS TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến 2030.

TP Hà Nội cũng đã triển khai tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư theo yêu cầu, nhiệm vụ tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 16/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06). Đến nay, đã kết nối, duy trì, đảm bảo dữ liệu dân cư "đúng, đủ, sạch, sống" và thực hiện làm giàu thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; khai thác thành công dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến; phê duyệt 928 TTHC được lựa chọn tái cấu trúc, xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2022; chỉ đạo, triển khai và tích hợp hoàn thành đúng và trước thời hạn đối với 21/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 (đạt 84%)…

Xu thế phát triển tất yếu

Theo Phó GĐ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Tiến Sỹ, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hòa cùng xu thế phát triển của các quốc gia trên thế giới, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học - công nghệ, xem đây là tiền đề, động lực quan trọng để chuyển đổi số (CĐS), phát triển kinh tế số. Đáng chú ý, Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019, của Bộ Chính trị "Về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" đã xác định: Phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình CĐS quốc gia những năm tiếp theo và đề ra mục tiêu vào năm 2025, kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội và tăng lên 30% vào năm 2030.

Mới đây, tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đưa ra một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là "Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình CĐS, phát triển kinh tế số, xã hội số và các mô hình kinh tế mới gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động".

Tại Chương trình CĐS của TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đã xác định mục tiêu về phát triển kinh tế số, Hà Nội phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30%; tốc độ tăng năng suất lao động từ 7 - 7,5%; hoàn thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của TP.

Đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu vào top 3 địa phương dẫn đầu cả nước về CĐS, về CNTT, về chỉ số cạnh tranh, về đổi mới sáng tạo, về an toàn, an ninh mạng. Hà Nội cũng đặt mục tiêu kinh tế số phát triển mạnh mẽ; phấn đấu giá trị đạt được của kinh tế số chiếm trên 40% GRDP của TP Hà Nội. Năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm; Hà Nội là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước.

Ông Nguyễn Tiến Sỹ cho biết, triển khai các chủ trương, định hướng nêu trên, TP đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT, CĐS trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của Thủ đô. Để thể hiện mạnh mẽ hơn nữa quyết tâm và huy động nguồn lực của toàn bộ hệ thống chính trị TP, nâng cao nhận thức và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, Nhân dân về tính cấp thiết của CĐS, xây dựng TP thông minh, xứng tầm vị thế Thủ đô, Thành ủy Hà Nội đang giao Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Thành ủy về CĐS, xây dựng TP thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Theo đó, dự thảo Nghị quyết đã thống nhất 03 quan điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong chiến lược CĐS, xây dựng TP thông minh Thủ đô Hà Nội là việc CĐS, xây dựng TP Hà Nội thông minh phải bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp tình hình của Thủ đô; Đảm bảo thống nhất, đồng bộ từ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển đô thị đến áp dụng các quy định, quy chế, tiêu chuẩn trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng số và hạ tầng dữ liệu; Dựa trên nền tảng dữ liệu số và công nghệ số, phát huy lợi thế và tiềm năng con người, văn hóa và vị thế Thủ đô. Hiện nay, trên 50% các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về CĐS.

Còn tại Hà Nội, nhiều DN công nghệ đã làm chủ các công nghệ "lõi", phát triển khoảng 40 nền tảng "Make in Viet Nam" như Tổng Cty Giải pháp DN Viettel; Tổng Cty Công nghệ và Giải pháp CMC; VNPT Hà Nội; Cty Công nghệ DTT; Cty CP Công nghệ Phenikaa Maas…

Phó GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) Nguyễn Thị Mai Anh cho biết: "Trong thời gian qua, các cơ quan của TP đã triển khai nhiều hoạt động, giải pháp nhằm hỗ trợ DN nâng cao năng lực tiếp cận kinh tế số. Trong xu hướng phát triển hiện nay, DN phải xác định vừa duy trì kênh bán hàng truyền thống, vừa phát triển thương mại điện tử. Một số DN đã nhanh nhạy và đạt được thành công bước đầu với kênh "online", nhưng nhiều DN còn bỡ ngỡ, cần các hoạt động tập huấn, trao đổi thông tin, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị".

Vì vậy, từ đầu năm 2022, HPA và các Sở Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại nhằm kết nối giao thương, trao đổi thương mại giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành; tọa đàm "CĐS công tác Quản trị Tài chính - Kế toán - Thuế tại DN”…

Đặc biệt là triển khai hàng loạt các hội nghị tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại với các chủ đề về: Phục hồi kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN trong nền kinh tế số; giao dịch, đàm phán trong kinh doanh và thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu; kỹ năng xúc tiến thương mại điện tử, tiếp cận thị trường, quảng bá giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử quốc tế; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu; kinh doanh phát triển kênh phân phối hiện đại, bán hàng online và tổ chức mạng lưới bán lẻ…

UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3358/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Hình thành mạng lưới Không gian hỗ trợ thanh niên Thủ đô khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và CĐS”. Theo Đề án, giai đoạn 2022-2025, mỗi năm xây dựng, vận hành ít nhất một Không gian hỗ trợ thanh niên Thủ đô khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và CĐS cấp TP; vận động hình thành và vận hành 20 Không gian cấp cơ sở. Mạng lưới thu hút 5.000 - 6.000 thành viên là thanh niên, sinh viên tham gia hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và CĐS.

Thông qua các hội nghị tập huấn, các DN dần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương mại điện tử tại thị trường trong nước và xuất khẩu, ứng dụng các giải pháp công nghệ số để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, nhiều DN trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ đã có các giải pháp đồng bộ để tiếp cận, sử dụng thương mại điện tử trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng số...", Phó GĐ Trung tâm HPA Nguyễn Thị Mai Anh chia sẻ.

Nhấn mạnh CĐS là tổng thể và toàn diện, Chủ tịch Cty Công nghệ DTT Nguyễn Thế Trung cho hay, nếu hình dung CĐS là một tảng băng, thì những thứ chúng ta nhìn thấy về lợi ích nó mang lại như nhanh, tiết kiệm, dễ dàng, tiện lợi chỉ là phần nổi. Còn phần chìm - những gì chúng ta cần làm lại rất nhiều như: Chấp nhận cái mới, đổi mới mô hình, hiệu quả đầu tư, thay đổi nền tảng công nghệ, an toàn thông tin, kinh doanh số, công dân số và liên thông dữ liệu. CĐS một địa phương là việc của chính nơi đó và phải xuất phát từ nhận thức, từ quyết tâm và mức độ nắm rõ tình hình thực tế.

Cũng vì thế, mỗi địa phương là khác nhau, cần có những chiến lược, đề án hành động khác nhau. Đề án CĐS không phải là một bản đề án ứng dụng công nghệ số, mặc dù công nghệ số đóng vai trò quan trọng để hiện thực hóa và tạo năng lực đột phá trong CĐS. “Một bản đề án phù hợp thường hoạch định cho giai đoạn từ 3 - 5 năm, mặc dù có thể đưa ra tầm nhìn dài hơn. Việc quan trọng là đề án phải đưa ra được các chương trình hành động vừa mang tính chiến lược vừa có khả năng thực hiện ngay” - ông Nguyễn Thế Trung nêu quan điểm.

Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội
Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, tài chính số, kinh tế số
Nguyễn Đăng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Một loại nước hoa bị thu hồi, tiêu hủy trên phạm vi cả nước

Một loại nước hoa bị thu hồi, tiêu hủy trên phạm vi cả nước

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ra thông báo về việc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm nước hoa NICE GIRL nhãn hàng B&B Perfume trên phạm vi cả nước.
Doanh nghiệp nội địa và hành trình nỗ lực vì sự phát triển bền vững của ngành nước giải khát suốt nhiều thập kỷ

Doanh nghiệp nội địa và hành trình nỗ lực vì sự phát triển bền vững của ngành nước giải khát suốt nhiều thập kỷ

Để thúc đẩy sự phát triển của ngành nước giải khát, nhiều doanh nghiệp nội địa đã và đang tái đầu tư doanh thu, lợi nhuận, hướng đến sự phát triển bền vững.
Hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do bão lũ

Hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do bão lũ

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế vừa có văn bản gửi các Cục Thuế hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (DN) bị tổn thất do bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bảng giá xe ô tô hãng Mini mới nhất tháng 9/2024

Bảng giá xe ô tô hãng Mini mới nhất tháng 9/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini của các dòng xe Countryman, 3 Door, JCW và 5 Door...
Giá vàng hôm nay 18/9/2024: vàng giảm khi doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ tăng 0,1% trong tháng 8

Giá vàng hôm nay 18/9/2024: vàng giảm khi doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ tăng 0,1% trong tháng 8

Giá vàng thế giới giảm vào thứ Ba sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ trong tháng 8 được công bố vào thứ Ba – dữ liệu kinh tế vĩ mô quan trọng cuối cùng của Hoa Kỳ được công bố trước khi Fed đưa ra quyết định vào thứ Tư.
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 17/9/2024 - XSMB 17/9/2024 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 17/9/2024 - XSMB 17/9/2024 - XSMB

XSMB 17/9/2024. KQXSMB 17/9/2024. XSMB 17/9. KQXSMB 17/9. Xổ số miền Bắc hôm nay 17/9/2024. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 17/9/2024.
Kỳ cuối: Cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản

Kỳ cuối: Cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản

Theo các chuyên gia, thực trạng giá nhà mãi tăng cao đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản.
Hà Nội: 55 lô đất đấu giá ở Thanh Oai bỏ cọc

Hà Nội: 55 lô đất đấu giá ở Thanh Oai bỏ cọc

Hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (huyện Thanh Oai, Hà Nội) nhưng tới nay, chỉ có 13 lô nộp đủ tiền.
Giá chung cư vẫn tăng cao “bất thường”

Giá chung cư vẫn tăng cao “bất thường”

Bộ Xây dựng cho biết, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư ở một số dự án và nhà ở riêng lẻ tại Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoài Đức… tăng cao bất thường.
Chứng khoán ngày 17/9: VN-Index giằng co quanh ngưỡng 1.240 điểm

Chứng khoán ngày 17/9: VN-Index giằng co quanh ngưỡng 1.240 điểm

Ngày 17/9, áp lực bán gia tăng khiến VN-Index giằng co quanh ngưỡng 1.240 điểm. Thanh khoản giảm đáng kể, chỉ đạt 4.294 tỷ đồng, khối ngoại tiếp tục mua ròng.
Thị trường chứng khoán 16/9: áp lực bán tăng cao, VN-Index quay đầu giảm điểm

Thị trường chứng khoán 16/9: áp lực bán tăng cao, VN-Index quay đầu giảm điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 12,45 điểm về mức 1.239,26 điểm; HNX-Index giảm 1,58 điểm lên mức 230,84 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 466 mã giảm và 238 mã tăng. Sắc đỏ có phần áp đảo trong rổ VN30-Index với 25 mã giảm, 1 mã tăng và 4 mã tham chiếu.
Thị trường 13/9: VN-Index vẫn chưa thoát khỏi sắc đỏ

Thị trường 13/9: VN-Index vẫn chưa thoát khỏi sắc đỏ

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,64 điểm, về mức 1.251,71 điểm; HNX-Index tăng 0,52 điểm, lên mức 232,42 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 341 mã tăng và 325 mã giảm. Sắc đỏ có phần lấn lướt trong rổ VN30-Index với 18 mã giảm, 10 mã tăng và 2 mã tham chiếu.
Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Cận cảnh chiếc smartphone gập ba đầu tiên trên thế giới

Cận cảnh chiếc smartphone gập ba đầu tiên trên thế giới

Huawei đã chính thức mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp điện thoại thông minh với sự ra mắt của Mate XT, chiếc smartphone gập ba đầu tiên trên thế giới. Được công bố chỉ vài giờ sau khi Apple giới thiệu iPhone 16, Mate XT nhanh chóng thu hút sự chú ý toàn cầu, không chỉ bởi thiết kế độc đáo mà còn bởi những tính năng tiên tiến mà nó mang lại.
300 thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới tham dự NEPCON Việt Nam 2024 tại Hà Nội

300 thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới tham dự NEPCON Việt Nam 2024 tại Hà Nội

Sáng 11/9, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Triển lãm Điện tử quốc tế NEPCON Việt Nam 2024 lần thứ 17 đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện thường niên của ngành công nghiệp điện tử, do RX Tradex Việt Nam tổ chức, thu hút sự quan tâm và tham gia của gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu đến từ 20 quốc gia trên toàn thế giới.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động